ActivityPub Viewer

A small tool to view real-world ActivityPub objects as JSON! Enter a URL or username from Mastodon or a similar service below, and we'll send a request with the right Accept header to the server to view the underlying object.

Open in browser →
{ "@context": "https://www.w3.org/ns/activitystreams", "type": "OrderedCollectionPage", "orderedItems": [ { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:898367605010173952", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "Tran Vu Hai.<br /><br /><br />Bài viết rất hay dưới đây về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật an ninh mạng là của một chuyên gia bảo mật thông tin mang , trong nhóm 100 nhân tài về Việt Nam..để bắt tay Thủ tướng. Anh cũng đã từng viết thư ngỏ gửi Quốc Hội góp ý về Luật An Ninh Mạng, tuy nhiên có vẻ ngoài việc bắt tay (theo đúng nghĩa đen), nhà nước ta vẫn chưa coi trọng những đóp góp của các nhân tài Việt Nam. Hy vong lần này Chính Phủ Kiến Tạo 4.0. sẽ sáng suốt lắng nghe đúng người đúng ý kiến có hiểu biết. Xin mọi người cùng chia sẻ để ông Phúc và ông Lâm sớm biết<br /><br />Link: <a href=\"https://vnhacker.blogspot.com/2018/10/nhat-ky-co-mo-40-ve-du-thao-03102018.html?m=1\" target=\"_blank\">https://vnhacker.blogspot.com/2018/10/nhat-ky-co-mo-40-ve-du-thao-03102018.html?m=1</a><br /><br />_____________<br /><br />October 13, 2018<br /><br />Nhắc lại chuyện cái ao:<br /><br />Sau khi tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và nước miếng viết hai lá tâm thư mà Quốc hội vẫn thông qua Luật An ninh mạng, tôi muốn đưa ra một đánh giá toàn diện về bộ luật này, ở góc độ kỹ nghệ và pháp lý, nên đã dành ra bảy bảy bốn chín ngày tìm hiểu luật pháp an ninh mạng quốc tế. Những gì tôi đọc được thật thú vị. Hóa ra công việc của luật sư không khác lắm công việc của hacker, thay vì tấn công và phòng thủ bằng code họ chơi bằng từ ngữ.<br /><br />Tôi tính sẽ viết một loạt bài về đề tài này, nhưng rồi giữa tháng 8 năm nay bạn tôi rủ tham gia nhóm 100 “nhân tài\" về Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam với kỳ vọng tôi sẽ có cơ hội được chụp hình chung với thủ tướng, tay bắt mặt mừng rồi nếu còn thời gian thì phân tích cho ngài thủ tướng nghe lợi và hại của Luật An ninh mạng. Nhưng rốt cuộc, vì mãi chụp hình, tôi không có cơ hội chia sẻ ý kiến.<br /><br />Với những thay đổi về nhân sự trong nhóm những người làm ra Luật An ninh mạng và quan sát quyết tâm phát triển kinh tế công nghệ của chính phủ, tôi đã từng hi vọng các ý kiến của tôi không còn cần thiết nữa, rằng khi soạn thảo nghị định hướng dẫn thực hiện luật, vì phát triển kinh tế, vì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, vì riêng tư cho người dân và an ninh quốc gia, chính phủ sẽ giữ cho người dân Việt Nam một Internet mở, tự do và an toàn.<br /><br />Nhưng tôi đã lầm. Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đề ngày 03/10/2018 [1] còn nặng nề tăm tối hơn cả luật. Cái giá của tự do quả là một sự cảnh giác vĩnh cửu, hở ra một chút là mất.<br /><br />Vì dự thảo chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp trong vòng 20 ngày, thay vì 6 tháng như thường lệ, tôi viết vội bài này, thôi thì không nói được với thủ tướng thì chia sẻ với quốc dân đồng bào tại sao tôi nghĩ dự thảo nghị định 03/10/2018 sẽ không giúp ích được gì trong việc phòng chống tội phạm, mà còn tạo ra những nguy cơ không thể xem thường về kinh tế và an ninh quốc gia.<br /><br />Bài này hơi dài, đúng là nếu có thời gian tôi đã viết ngắn hơn. Thời buổi này mà bắt người ta bỏ ra 15 phút tập trung đọc một tiểu luận chính trị là một tội ác chống lại loài người và Mark Zuckerberg. Tôi biết tội của tôi, nên tôi đã tóm tắt các ý chính, nếu ai không có thời gian chỉ cần đọc tóm tắt là đủ. Ý kiến của tôi giải thích thì dài nhưng mục tiêu rất ngắn gọn: bỏ chương 5 của dự thảo 03/10/2018.<br />Nếu có nhiều thời gian hơn, xin hãy đọc hết và cho tôi biết ý kiến (thaidn@gmail.com). Chúng ta cần một cuộc thảo luận đại chúng về dự thảo 03/10/2018.<br /><br />Tóm tắt<br /><br />Dự thảo này chưa được công bố, nhưng ai đó đã chia sẻ trên mạng. Toàn văn dự thảo có thể xem ở đây.<br /><br />Dự thảo có năm chương, ngoại trừ chương 5, phần lớn nội dung tập trung vào vấn đề bảo vệ an toàn thông tin cho các hệ thống trọng yếu quốc gia. Mặc dù có những quy định khá ngớ ngẩn như bắt buộc đổi mật khẩu mỗi tháng một lần, chúng ta phải ghi nhận nỗ lực của nhóm soạn dự thảo và thành công phần nào của họ khi đưa ra được một chính sách an toàn thông tin chung cho các hệ thống trọng yếu.<br /><br />Tôi sẽ có ý kiến riêng về nội dung an toàn thông tin của dự thảo, ở đây tôi tập trung vào chương 5, bắt đầu từ trang 40. Chỉ trong vòng vài trang giấy, dự thảo nghị định do Bộ Công an soạn thảo đã trao cho Cục An ninh mạng, Bộ Công an những quyền sau đây:<br /><br /> • Điểm b, khoản 1, điều 57: bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải có sự đồng ý của Cục An ninh mạng ($$$$).<br /> <br /> • Điều 54, 55, 56, 57: bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải lưu trữ tất cả dữ liệu ở Việt Nam và phải cung cấp tất cả dữ liệu khi nhận được yêu cầu của Cục An ninh mạng.<br /> <br /> • Khoản 5, điều 58: Bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải lưu trữ và chuyển giao cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.<br /><br />Khi tôi viết tất cả, ý của tôi là tất cả. Tất cả những gì bạn gõ vào Facebook hay Zalo. Tất cả hình bạn đã chụp và chia sẻ. Tất cả những email bạn đã gửi. Tất cả những gì bạn đã tìm kiếm. Tất cả website bạn đã vào. Tất cả những thông tin tế nhị, nhạy cảm, sâu thẳm nhất. Bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Ai cho bạn tiền, bạn cho tiền ai. Bạn thích quần lót màu gì. Bạn có mấy cô bồ nhí. Bạn thích phim con heo thể loại gì. Tất tần tật.<br /><br />Trong các phần tiếp theo tôi sẽ giải thích tại sao dự thảo này không đem lại lợi ích gì mà còn tạo ra nhiều nguy cơ kinh tế và an ninh. Tôi giải thích chi tiết nên hơi dài, ở đây tôi tóm tắt các ý chính:<br /><br />1. Dự thảo bắt buộc các công ty Internet quốc tế phải lưu trữ dữ liệu cá nhân của người Việt Nam tại Việt Nam, nhưng bất kể các công ty tuân thủ, chính phủ cũng không thể tự ý truy cập vào nguồn dữ liệu này. Về mặt kỹ thuật, dữ liệu các công ty đặt trên các máy chủ sẽ luôn luôn ở dạng mã hoá và chỉ có thông qua công ty sở hữu dữ liệu mới có chìa khoá để mở nhưng luật của Mỹ là không được cung cấp khoá, nếu chưa có sự đồng ý của Bộ Tư Pháp hoặc Nhà Trắng. Do đó, có đem dữ liệu về Việt Nam, chính phủ Việt Nam vẫn không thể tự do truy cập dữ liệu.<br /><br />2. Bắt buộc các công ty mở văn phòng ở Việt Nam không phải là một yêu cầu quá đáng, nhưng chính phủ cần phải hiểu được tại sao người ta không muốn mở. Singapore đâu cần ra luật gì, các công ty vẫn đua nhau mở trụ sở. Bắt buộc người ta vào, người ta sẽ vào cho có lệ, rốt cuộc Việt Nam sẽ không nhận được vốn hay công nghệ gì cả, mà lại còn tạo tiền lệ xấu. Việt Nam không thể tự lực tự cường thành cường quốc công nghệ, mà chúng ta cần vốn, công nghệ và tri thức của phương Tây. Chọn thế đối đầu với các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới, chúng ta chỉ từ chết đến bị thương, không được gì cả.<br /><br />3. Bắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ khiến họ chỉ có hai lựa chọn: rút khỏi thị trường Việt Nam hoặc sao chép dữ liệu thô từ trung tâm dữ liệu của họ sang các máy chủ thuê mướn ở Việt Nam. Rất nhiều công ty nước ngoài phản đối Luật An ninh mạng vì việc sao chép dữ liệu thô làm gia tăng rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của họ, vốn dựa rất lớn vào niềm tin của khách hàng. Và đương nhiên họ phải tốn thêm chi phí thiết kế lại hệ thống, thuê mướn thêm thiết bị lưu trữ, chi phí này sẽ do chính người dân Việt Nam phải chi trả, khi các công ty phải tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm đối với thị trường Việt Nam.<br /><br />Bộ Công an còn yêu cầu các công ty phải bàn giao dữ liệu hàng loạt. Ưu tiên hàng đầu của các công ty quốc tế là đảm bảo an toàn dữ liệu và riêng tư cho khách hàng, trừ khi có lệnh của tòa án và luật sư của họ đồng ý, họ không thể nào đơn phương tùy tiện chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba. Nếu có chuyển họ cũng chuyển từng trường hợp cụ thể, chứ không thể nào chuyển tất cả. Họ làm sao biết được Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của họ như thế nào. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì dữ liệu bị lộ ra ngoài, họ sẽ hứng đủ.Vả lại, dữ liệu là tài sản của công ty, yêu cầu họ chuyển sang cho chính phủ Việt Nam chẳng khác nào quốc hữu hóa. Còn ai muốn làm ăn ở Việt Nam?<br /><br />Một khi rủi ro, áp lực chính trị, và chi phí hoạt động quá cao, các công ty sẽ phải tính đến phương án rút khỏi Việt Nam. Đã có rất nhiều tiền lệ các công ty rút khỏi thị trường khi không thể chịu đựng được luật pháp sở tại. Mới đây thôi, khi Châu u chính thức đưa vào thực thi General Data Protection Regulation rất nhiều trang web ở Mỹ đã ngưng phục vụ khách hàng Châu Âu. Nếu các công ty rút khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ lấy gì thay thế, Baidu và Weibo chăng?<br /><br />4. Chuyển dữ liệu từ Singapore hay Đài Loan về Việt Nam sẽ không khiến dữ liệu được an toàn hơn. Internet không có biên giới, chuyển địa điểm lưu trữ không làm cho dữ liệu an toàn hơn, trái lại là đằng khác. Thay vì sử dụng dịch vụ Cloud Computing của những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới, các công ty trong và ngoài nước sẽ phải sử dụng dịch vụ của các công ty nội địa, vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc chống tội phạm chuyên nghiệp hoặc lực lượng tình báo mạng của các quốc gia. Thay vì chỉ phải tập trung bảo vệ dữ liệu ở một nơi, các công ty phải phân tán nguồn lực để bảo vệ nhiều nơi khác nhau. Các công ty công nghệ lớn còn có đủ tài chính và nhân lực để thiết kế các giải pháp đảm bảo an ninh, còn các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty đang sử dụng dịch vụ Cloud Computing ở nước ngoài, sẽ chọn những giải pháp nội địa đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng kém an toàn nhất.<br /><br />5. Bộ Công an tuyên bố sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu ($$$$) để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Nghĩa là toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm chuyên nghiệp hoặc lực lượng tình báo mạng của các quốc gia.<br />6. Toàn bộ dữ liệu không chỉ của người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng, Bộ Công an. Với viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984, ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc? Nếu không thu hút được tài năng, làm sao Việt Nam có đủ nhân lực để làm cách mạng công nghệ?<br /><br />7. Sau 30 năm nhận vốn và công nghệ thế giới, Trung Quốc đang giàu lên rất nhanh và đe dọa cả thế giới. Phương Tây đang rất lo ngại và muốn tìm đối tác đầu tư thay thế. Đây là cơ hội của Việt Nam, nhưng dự thảo 03/10/2018 chẳng khác nào một lời tuyên bố rằng Việt Nam không muốn đi cùng với thế giới. Nguy hiểm hơn hết, khi Việt Nam cản trở các công ty công nghệ phương Tây, các tập đoàn công nghệ rất giàu mạnh của Trung Quốc sẽ thao túng thị trường và dữ liệu của người Việt Nam, tạo ra những hiểm họa khôn lường.<br /><br />Vì những lý do kể trên, tôi đề nghị chính phủ loại bỏ chương 5 của dự thảo 03/10/2018 và giới hạn phạm vi của dự thảo vào nội dung bảo vệ an toàn thông tin cho các hệ thống trọng yếu quốc gia. Yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa cần được tách ra và hướng dẫn thực hiện bằng một dự thảo khác.<br /><br />Bắt buộc lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam không đem lại ích lợi gì<br /><br />Chính phủ muốn yêu cầu các công ty nước ngoài lưu trữ dữ liệu và mở văn phòng ở Việt Nam là để nắm chủ quyền trên dữ liệu của người Việt Nam và có quyền tài phán đối với các công ty này. Đây không phải là một yêu cầu vô lý, vì suy cho cùng chính phủ phải có trách nhiệm và can dự vào việc bảo vệ dữ liệu của người dân. Tuy vậy có một lỗ hổng pháp lý lớn và vài vấn đề kỹ thuật mà Luật An ninh mạng và dự thảo đã bỏ qua.<br /><br />Đa số các công ty Internet quốc tế phổ biến ở Việt Nam đến từ Mỹ, nên trong phần này tôi tập trung vào luật của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, để an toàn, dữ liệu các công ty đặt trên các máy chủ sẽ luôn luôn ở dạng mã hoá và chỉ có thông qua công ty sở hữu dữ liệu mới có chìa khoá để mở nhưng luật của Mỹ là không được cung cấp khoá. Do đó, có đem dữ liệu về Việt Nam, chính phủ Việt Nam vẫn không thể tự do truy cập dữ liệu.<br /><br />Từ năm 1986, Đạo luật Riêng Tư Trong Liên Lạc Điện Tử (Electronic Communications Privacy Act, ECPA [2]) của Mỹ nghiêm cấm các công ty nước này cung cấp dữ liệu cho bất kỳ chính phủ nào khác, mà không có sự đồng ý của Bộ Tư pháp. Đây là lý do mà trong những lần điều trần trước Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ, đại diện Facebook đã nhiều lần khẳng định họ sẽ không bao giờ chia sẻ dữ liệu với chính phủ Việt Nam, vì chia sẻ như thế là trái luật.<br /><br />Hồi tháng 3 năm nay, Đạo luật ECPA đã được bổ sung bởi Đạo luật Đám Mây (Clarifying Lawful Overseas Use of Data Act - CLOUD Act [3]). Đạo luật Đám Mây quy định các công ty chỉ được phép cung cấp dữ liệu cho các chính phủ đã được Nhà Trắng phê duyệt. Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu có thể là hai chính thể được phê duyệt đầu tiên. Nếu muốn truy cập dữ liệu để phục vụ cho việc phòng chống tội phạm, chính phủ Việt Nam nên gấp rút nghiên cứu Đạo luật Đám Mây, đàm phán với chính phủ Mỹ. Một khi đã được chính phủ Mỹ phê duyệt, chính phủ Việt Nam có thể đường hoàng yêu cầu các công ty Mỹ cung cấp thông tin và các công ty phải nhanh chóng đáp ứng như thể đó là yêu cầu từ chính phủ Mỹ.<br /><br />Cần phải nhấn mạnh rằng việc Việt Nam phải được Mỹ phê duyệt không phải là chuyện nước lớn ép nước nhỏ, nhắc lại ngay cả Anh và Châu Âu vẫn phải đàm phán với Mỹ, mà chỉ đơn giản vì người Việt Nam sử dụng dịch vụ của các công ty Mỹ. Nếu như người Mỹ sử dụng Zalo của Việt Nam, chính phủ Mỹ muốn truy cập dữ liệu này họ vẫn phải thông qua chính phủ Việt Nam. Đây là cách thế giới vận hành, muốn hay không muốn chúng ta vẫn phải tuân theo. Tạo ra một bộ luật nội địa không làm thay đổi luật chơi quốc tế.<br /><br />Vừa rồi Apple đã nhún nhường Trung Quốc, chuyển dữ liệu iCloud của người Trung Quốc về giao lại cho một công ty Trung Quốc. Đây là một cách lách luật và Apple đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích [24]. Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có đủ tài lực để ép Apple như Trung Quốc đã làm? Nếu có đủ đi chăng nữa, liệu Việt Nam có nên làm như vậy? Tôi sẽ phân tích những điểm này trong phần cuối khi nói về Trung Quốc.<br /><br />Phải thừa nhận rằng lưu trữ dữ liệu nội địa là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Kể từ sau sự kiện Snowden năm 2013, một số quốc gia đã đưa ra luật nội địa hóa dữ liệu lên bàn nghị sự. Nhưng thông tin “đã có 18 nước quy định phải lưu trữ dữ liệu trong nước” dễ gây lầm tưởng rằng tất cả các quốc gia đều yêu cầu lưu tất cả dữ liệu cá nhân hay cho phép một đơn vị như Cục An ninh mạng được phép tự ý truy xuất các dữ liệu đó. Sự thật không phải như vậy. Cùng với Việt Nam, chỉ có Trung Quốc, Nga, Indonesia là bắt buộc lưu trữ tất cả dữ liệu cá nhân. Đa số các quốc gia như Mỹ, Anh, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, New Zealand, Hà Lan, Venezuela, v.v. chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu thuế, kế toán, tài chính, hoặc dữ liệu của các tổ chức đại chúng [21].<br /><br />Ngoài lưu trữ dữ liệu nội địa, dự thảo còn bắt buộc các công ty phải mở văn phòng ở Việt Nam. Đây không phải là một yêu cầu quá đáng, nhưng câu hỏi mà chính phủ cần đặt ra là tại sao chúng ta phải ép bằng luật. Singapore đâu cần ép gì đâu, các công ty vẫn đua nhau mở trụ sở. Thậm chí nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam cũng đều đăng ký ở Singapore. Không chỉ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar đều có các công ty Internet lớn của thế giới đặt trụ sở. Rõ ràng mở văn phòng ở đâu là quyết định của doanh nghiệp, chính phủ không nên can thiệp mà chỉ có thể khuyến khích. Chính sách thuận lợi, không cản trở kinh doanh, luật pháp minh bạch, văn minh, không cần ra luật người ta cũng tự tìm đến.<br /><br />Chính phủ nói rất nhiều về cách mạng công nghiệp 4.0. Các quan chức đã nhiều lần tuyên bố muốn biến Sài Gòn, Hòa Lạc hay Bình Dương thành Silicon Valley. Đây là một giấc mơ lớn, đáng trân trọng, muốn thực hiện trước nhất phải thu hút được đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, mà quan trọng nhất là Mỹ và Châu Âu. Nhưng chính sách và luật pháp của Việt Nam ra sao để rồi bây giờ chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà người ta vẫn không muốn vào? Đây là một câu hỏi lớn, nhưng Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 không phải là câu trả lời.<br /><br />Những nguy cơ mới cho nền kinh tế<br />Bắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam chẳng những không đem lại lợi ích gì trong việc phòng chống tội phạm, đẩy Việt Nam vào thế đối đầu các tập đoàn công nghệ lớn, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ không thể xem thường cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế công nghệ, quyền riêng tư của người dân và cả hệ thống chính trị. Đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi mà còn là của rất nhiều học giả, luật sư, chuyên gia công nghệ và các nhà nghiên cứu luật pháp quốc tế [5] [6] [7] [8] [9]. Trong phần này tôi sẽ nói về các rủi ro cho nền kinh tế, sau đó tôi sẽ bàn về các rủi ro an ninh.<br />Muốn lưu dữ liệu thì phải có trung tâm dữ liệu. Nhưng khả năng các công ty nước ngoài xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam là gần như bằng không. Không phải họ ghét bỏ gì Việt Nam, mà đây là bài toán kinh tế. Việt Nam không phải là trung tâm, đầu mối Internet của thế giới và khu vực. Đường truyền Internet quốc tế của Việt Nam đã có nhiều cải thiện, nhưng dăm bữa nửa tháng lại có sự cố. Chỉ số Rủi Ro Trung Tâm Dữ Liệu [4], một báo cáo xếp hạng các quốc gia dựa vào công nghệ, kinh tế và an ninh chính trị đối với trung tâm dữ liệu, thậm chí còn không xếp hạng Việt Nam (Trung Quốc, Indonesia và Nga, những quốc gia bắt buộc lưu dữ liệu nội địa xếp hạng rất thấp).<br /><br />Có thông tin cho rằng các công ty lớn trên thế giới đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam từ lâu rồi [10]. Nói thế chỉ đúng một nửa. Đúng là các công ty đã có thuê mướn, đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng các máy chủ này đều không lưu dữ liệu cá nhân (như đã định nghĩa trong dự thảo 03/10/2018), mà chỉ lưu tạm (caching) một số ít dữ liệu ai cũng đã biết ví dụ như các video công cộng được chia sẻ trên mạng xã hội. Về mặt kỹ thuật, việc lưu trữ đầy đủ dữ liệu cá nhân đòi hỏi các công ty lớn phải thiết lập cơ sở hạ tầng máy chủ, sử dụng phần cứng chuyên biệt, với quy mô gấp vài chục lần những gì họ đang có tại Việt Nam.<br /><br />Nếu không có trung tâm dữ liệu ở Việt Nam, các công ty sẽ lưu dữ liệu người dùng ở đâu? Họ chỉ có hai lựa chọn: đóng cửa không phục vụ Việt Nam hoặc sao chép dữ liệu thô về đặt ở các máy chủ thuê mướn của các công ty như Viettel hay VNPT. Các công ty lớn, có doanh thu tương đối ở Việt Nam sẽ sao chép dữ liệu, còn lại đa số những công ty nhỏ hơn, doanh thu không đáng kể, tôi dự đoán sẽ cấm cửa người đến từ Việt Nam. Việc bóc tách dữ liệu, sao chép về Việt Nam sẽ làm tăng chi phí thiết kế, vận hành sản phẩm. Tất cả chi phí này sẽ đổ lên đầu người dân Việt Nam, khi các công ty tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm đối với thị trường Việt Nam.<br /><br />Việc sao chép dữ liệu đến nhiều nơi còn làm gia tăng rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ, vốn dựa rất lớn vào niềm tin của khách hàng. Đó là lý do nhiều công ty đã phản đối Luật An ninh mạng. Đơn cử, Business Software Alliance, một tổ chức có nhiều thành viên là các công ty công nghệ lớn như Adobe, Apple, IBM, Microsoft, Oracle, hay Salesforce, đã có một kiến nghị rất chi tiết phản đối Luật An ninh mạng và yêu cầu xóa điều luật lưu trữ dữ liệu nội địa [14]. Ngoài ra Asia Internet Coalition, hiệp hội bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu về Internet như AirBnB, Amazon, Apple, Expedia, Facebook, Google, Line, LinkedIn, Rakuten, Twitter và Yahoo, đã đưa ra một thông báo rằng họ nghĩ Luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam [15].<br /><br />Ngoài yêu cầu lưu trữ dữ liệu, Khoản 5, điều 58 của dự thảo 03/10/2018 còn yêu cầu các công ty phải chuyển giao hàng loạt cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.<br /><br />Quy định này hoặc là không thực hiện được hoặc là sẽ đẩy tất cả các công ty quốc tế ra khỏi Việt Nam. Ưu tiên hàng đầu của các công ty quốc tế là đảm bảo an toàn dữ liệu và riêng tư cho khách hàng, họ không thể nào đơn phương tùy tiện chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba. Nếu có chuyển các công ty cũng chỉ có thể chuyển từng trường hợp cụ thể, sau khi có lệnh của tòa án, xét duyệt của luật sư và cơ quan tư pháp chính phủ Mỹ.<br />Các công ty làm sao biết được Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của họ như thế nào. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì dữ liệu bị lộ ra ngoài, họ sẽ hứng đủ. Sự cố lộ dữ liệu liên quan đến Cambridge Analytica đã khiến cổ phiếu Facebook sụt giảm 13%, tức khoảng 75 tỉ USD [24]. Để so sánh, theo một nguồn tin không chính thức, doanh thu năm 2015 của Facebook ở Việt Nam là 150 triệu USD [25]. Rõ ràng doanh thu ở Việt Nam chỉ là muối bỏ bể so với thiệt hại mà Facebook có thể phải gánh chịu nếu để xảy ra sự cố lộ dữ liệu.<br /><br />Vả lại, dữ liệu là tài sản của công ty, yêu cầu họ chuyển sang cho chính phủ Việt Nam chẳng khác nào quốc hữu hóa. Ai sẽ còn muốn làm ăn ở Việt Nam?<br />Một khi rủi ro, áp lực chính trị và chi phí hoạt động quá cao, các công ty sẽ phải tính đến phương án rút khỏi Việt Nam. Đã có rất nhiều tiền lệ các công ty rút khỏi thị trường khi không thể chịu đựng được luật pháp sở tại. Mới đây thôi, khi Châu Âu chính thức đưa vào thực thi General Data Protection Regulation rất nhiều trang web ở Mỹ đã ngưng phục vụ khách hàng Châu Âu [11] [12]. Nếu các công ty rút khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ lấy gì thay thế, Baidu và Weibo chăng?<br />Không phải Việt Nam không thể tự xây dựng những sản phẩm “Made in Vietnam” để thay thế. Nhưng để vươn ra thế giới, có một nền công nghiệp số tầm cỡ thế giới, Việt Nam cần vốn, công nghệ và tài năng của thế giới. Buôn có bạn, bán có phường, một khi các tập đoàn lớn nói không với Việt Nam thì cả thế giới công nghệ sẽ chẳng ai muốn chơi với chúng ta nữa (ngoại trừ Trung Quốc, tôi sẽ nhắc đến trong phần sau). Không có vốn, không có công nghệ, không có tài năng, không có cách chi Việt Nam xây dựng được những công ty công nghệ tầm cỡ thế giới.<br /><br />Đã hi sinh kinh tế, nhưng vẫn không đảm bảo được an ninh<br /><br />Đôi khi vì an ninh quốc gia, vì riêng tư của người dân chúng ta buộc phải cắn răng chọn lựa những chính sách gây hại cho phát triển kinh tế. Nhưng trong phần này tôi sẽ giải thích tại sao Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 khiến cho Việt Nam tiền mất tật mang, vừa gây nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế vừa tạo ra những rủi ro đáng ngại cho an ninh quốc gia và sự riêng tư của người dân cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.<br /><br />Như đã phân tích ở trên, vì lý do kinh tế, các công ty sẽ không thể nào xây dựng trung tâm dữ liệu đúng chuẩn ở Việt Nam. Họ sẽ phải chép dữ liệu ra khỏi các trung tâm dữ liệu được bảo vệ tối đa của họ, nghĩa là dữ liệu của người Việt Nam sẽ không được bảo vệ như dữ liệu của phần còn lại của thế giới. Thay vì chỉ phải tập trung bảo vệ dữ liệu ở một nơi, các công ty phải phân tán nguồn lực để bảo vệ nhiều nơi khác nhau. Các công ty công nghệ lớn còn có đủ tài chính và nhân lực để thiết kế các giải pháp đảm bảo an ninh, còn các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty đang sử dụng dịch vụ Cloud Computing ở nước ngoài, sẽ chọn những giải pháp nội địa đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng kém an toàn nhất.<br /><br />Tại khoản 6, điều 58 của dự thảo 03/10/2018, Bộ Công an tuyên bố họ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Nói cách khác, toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm mạng và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác.<br />Nếu chúng ta lo lắng giới tội phạm hay lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác xâm phạm dữ liệu của người Việt Nam, tôi không hiểu tại sao dự thảo lại cho rằng việc chuyển dữ liệu từ Singapore hay Đài Loan về Việt Nam sẽ khiến dữ liệu được an toàn hơn. Internet không có biên giới, chuyển địa điểm lưu trữ không làm cho dữ liệu an toàn hơn, trái lại là đằng khác. Thay vì sử dụng dịch vụ Cloud Computing của những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới, các công ty sẽ phải sử dụng dịch vụ của các công ty nội địa, vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc chống tội phạm chuyên nghiệp và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia. Tôi chia sẻ lo lắng của chính phủ về việc dữ liệu cá nhân của người Việt Nam nằm trong sự kiểm soát của các công ty quốc tế, nhưng nóng vội đem dữ liệu về Việt Nam ở thời điểm hiện tại không giúp được gì mà còn làm tăng nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm.<br />Tôi thấy rất khó hiểu khi người ta giải thích Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 sẽ giúp bảo vệ riêng tư của người dân. Có lẽ câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải đặt ra là: bảo vệ chống lại ai?<br /><br />Tôi được biết Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sử dụng Gmail. Tôi đoán ngài Bộ trưởng, như bao người dân khác, cũng mong muốn có được an toàn và riêng tư khi sử dụng Internet. Nhưng dự thảo 10/03/2018 sẽ cho phép Cục An ninh mạng đơn phương, không thông qua bất kỳ cơ chế kiểm soát, yêu cầu bên cung cấp dịch vụ cung cấp tất cả dữ liệu, bao gồm tất cả email của ngài bộ trưởng. Sau khi đã lấy được thông tin, Cục An ninh mạng sẽ lưu trữ, sử dụng, tiết lộ thông tin đó như thế nào, là toàn quyền quyết định của họ. Nói cách khác, không chỉ người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị sẽ nằm trong tầm kiểm soát của công an.<br /><br />Với viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984, ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc? Nếu không thu hút được tài năng, làm sao chúng ta có đủ nhân lực để làm cách mạng công nghệ?<br /><br />Sao chép Trung Quốc chỉ dẫn đến sự lệ thuộc<br /><br />Thật khó để không nghĩ đến yếu tố Trung Quốc khi bàn đến Luật An ninh mạng, nhất là khi Luật An ninh mạng Việt Nam rất giống Luật An ninh mạng Trung Quốc [16]. Trong phần này tôi giải thích tại sao sao chép Trung Quốc chỉ làm lợi cho họ nhưng gây hại cho Việt Nam.<br /><br />Với sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai và sức hút của thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thừa khả năng đặt ra luật chơi riêng và bắt buộc các công ty phải tuân theo. Apple vừa rồi đã đồng ý chuyển dữ liệu iCloud của người Trung Quốc về Trung Quốc [17]. Facebook luôn thèm khát thị trường Trung Quốc, đã nhiều lần xin giấy phép, nhưng vẫn chưa được chính phủ Trung Quốc cho vào. Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cấp giấy phép cho Facebook nhưng ngay lập tức thu hồi chỉ sau đó 1 ngày [18].<br /><br />Có thể thấy rằng cách mà Trung Quốc ép các công ty công nghệ là cơ sở để những nhà làm luật Việt Nam tạo ra Luật An ninh mạng, nhưng Việt Nam không phải Trung Quốc, chúng ta không có đủ tài lực để ra yêu sách với thế giới. Trung Quốc không cho Facebook vào, còn Facebook không thèm vào Việt Nam. Cùng một chính sách, nhưng kết quả không thể khác nhau hơn.<br /><br />Mô hình phát triển kinh tế số của Trung Quốc không thể áp dụng cho Việt Nam. Trung Quốc có một thị trường nội địa rộng lớn, và sau hơn 30 năm liên tục nhận vốn và công nghệ thế giới, Trung Quốc đã có những trung tâm nghiên cứu, những trường đại học, những tập đoàn công nghệ, những quỹ đầu tư top đầu thế giới [19]. Trước đây Trung Quốc chỉ sao chép công nghệ thế giới, nhưng bây giờ họ đặt ra mục tiêu năm 2030 sẽ vượt Mỹ, đứng đầu thế giới về những công nghệ cao cấp như Trí Tuệ Nhân Tạo [20].<br /><br />Việt Nam không có gì có thể so sánh được cả. Chúng ta chỉ có gần 100 triệu dân, nhưng sức mua không lớn vì dân còn nghèo, phương tiện thanh toán điện tử còn chưa phổ biến. Tình trạng gian lận tràn lan (ví dụ như đánh cắp thẻ tín dụng để mua hàng hay click quảng cáo giả) cũng khiến việc kinh doanh trên Internet ở Việt Nam có chi phí cao hơn các quốc gia khác.<br /><br />May mắn cho chúng ta, phương Tây đang rất lo sợ Trung Quốc, họ mong muốn tìm kiếm một đối tác khác để đầu tư, hợp tác và Việt Nam đang nổi lên như là một lựa chọn tốt. Để phát triển, Việt Nam cần dịch vụ, sản phẩm tiên tiến của thế giới, nhưng cần nhất vẫn là vốn, công nghệ và tri thức để tự phát triển các sản phẩm tương tự. Nhưng dự thảo 03/10/2018 chẳng khác nào một lời tuyên bố rằng Việt Nam không muốn đi cùng với thế giới. Không gì có lợi hơn cho Trung Quốc và bất lợi hơn cho Việt Nam khi Việt Nam “xù lông nhím\" với phương Tây, vì Trung Quốc sẽ “bất chiến tự nhiên thành\" loại bỏ bớt một đối thủ cạnh tranh thu hút vốn và công nghệ của thế giới.<br /><br />Nguy hiểm hơn hết, khi Việt Nam cản trở các công ty công nghệ phương Tây, các tập đoàn công nghệ rất giàu mạnh của Trung Quốc sẽ thao túng thị trường và dữ liệu của người Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Baidu, Tencent, Alibaba tổng “tấn công” thị trường Việt Nam? Trước khi phát triển được những sản phẩm nội địa, chúng ta vẫn cần những đối tác phương Tây để đảm bảo dữ liệu không rơi vào tay Trung Quốc, nếu không muốn học lại mãi bài học lịch sử ngàn đời của cha ông.<br /><br />Thay vì sao chép Trung Quốc để rồi phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải đi một con đường khác, xích lại gần hơn với thế giới. Chúng ta vẫn phải chơi với Trung Quốc, nhưng mục tiêu là giảm lệ thuộc và phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình. Nhờ có Internet tự do hơn, so với Trung Quốc, Việt Nam có một xã hội cởi mở hơn và một không gian tự do ngôn luận rộng rãi hơn. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải giữ được những khác biệt này. Nếu Trung Quốc yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa, Việt Nam phải giải phóng dữ liệu và trở thành thiên đường dữ liệu nơi mà cả thế giới có thể an tâm lưu trữ dữ liệu của họ. Nếu Trung Quốc đóng cửa Internet, Việt Nam phải có Internet tự do. Nếu Trung Quốc có Bức Tường Lửa Vĩ Đại, Việt Nam phải dùng Internet để kết nối và đi cùng thế giới.<br /><br />Tài liệu tham khảo<br />[1] Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, dự thảo ngày 3/10/2018, <a href=\"https://drive.google.com/file/d/1gBwAnqcdtEloR9dk0A3Pmz4mbzZlFRhl/view\" target=\"_blank\">https://drive.google.com/file/d/1gBwAnqcdtEloR9dk0A3Pmz4mbzZlFRhl/view</a><br />[2] How Law Enforcement Should Access Data Across Borders, <a href=\"http://www2.itif.org/2017-law-enforcement-data-borders.pdf\" target=\"_blank\">http://www2.itif.org/2017-law-enforcement-data-borders.pdf</a><br />[3] CLOUD Act, <a href=\"https://www.congress.gov/bill/115th-congress/house-bill/4943\" target=\"_blank\">https://www.congress.gov/bill/115th-congress/house-bill/4943</a><br />[4] Data Centre Risk Index 2016, <a href=\"https://verne-global-lackey.s3.amazonaws.com/uploads/2017/1/b5e0a0da-5ad2-01b3-1eb8-8f782f22a534/C&amp;W_Data_Centre+Risk_Index_Report_2016.pdf\" target=\"_blank\">https://verne-global-lackey.s3.amazonaws.com/uploads/2017/1/b5e0a0da-5ad2-01b3-1eb8-8f782f22a534/C&amp;W_Data_Centre+Risk_Index_Report_2016.pdf</a><br />[5] Where Is Your Data, Really?: The Technical Case Against Data Localization, <a href=\"https://www.lawfareblog.com/where-your-data-really-technical-case-against-data-localization\" target=\"_blank\">https://www.lawfareblog.com/where-your-data-really-technical-case-against-data-localization</a><br />[6] Global Data Flows and Connectivity Are Creating New Economic and Trade Opportunities, <a href=\"https://www.brookings.edu/research/regulating-for-a-digital-economy-understanding-the-importance-of-cross-border-data-flows-in-asia/\" target=\"_blank\">https://www.brookings.edu/research/regulating-for-a-digital-economy-understanding-the-importance-of-cross-border-data-flows-in-asia/</a><br />[7] Data Localization Laws: an Emerging Global Trend, <a href=\"https://www.jurist.org/commentary/2017/01/Courtney-Bowman-data-localization\" target=\"_blank\">https://www.jurist.org/commentary/2017/01/Courtney-Bowman-data-localization</a><br />[8] Data Nationalism, <a href=\"http://law.emory.edu/elj/content/volume-64/issue-3/articles/data-nationalism.html\" target=\"_blank\">http://law.emory.edu/elj/content/volume-64/issue-3/articles/data-nationalism.html</a><br />[9] The False Promise of Data Nationalism, <a href=\"http://www2.itif.org/2013-false-promise-data-nationalism.pdf\" target=\"_blank\">http://www2.itif.org/2013-false-promise-data-nationalism.pdf</a><br />[10] Google, Facebook đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam, <a href=\"https://vtc.vn/google-facebook-da-dat-hang-ngan-may-chu-o-viet-nam-d367295.html\" target=\"_blank\">https://vtc.vn/google-facebook-da-dat-hang-ngan-may-chu-o-viet-nam-d367295.html</a><br />[11] Sites block users, shut down activities and flood inboxes as GDPR rules loom, <a href=\"https://www.theguardian.com/technology/2018/may/24/sites-block-eu-users-before-gdpr-takes-effect\" target=\"_blank\">https://www.theguardian.com/technology/2018/may/24/sites-block-eu-users-before-gdpr-takes-effect</a><br />[12] Major US news websites are going down in Europe as GDPR goes into effect, <a href=\"https://www.theverge.com/2018/5/25/17393894/gdpr-news-websites-down-europe\" target=\"_blank\">https://www.theverge.com/2018/5/25/17393894/gdpr-news-websites-down-europe</a><br />[13] Chưa có thông tin Google, Facebook rời Việt Nam do luật An ninh mạng, <a href=\"https://thanhnien.vn/cong-nghe/chua-co-thong-tin-google-facebook-roi-viet-nam-do-luat-an-ninh-mang-973883.html\" target=\"_blank\">https://thanhnien.vn/cong-nghe/chua-co-thong-tin-google-facebook-roi-viet-nam-do-luat-an-ninh-mang-973883.html</a><br />[14] Joint Industry Comments on Draft Law on Cybersecurity, <a href=\"https://www.bsa.org/~/media/Files/Policy/Data/02262018BSAJointIndustry\" target=\"_blank\">https://www.bsa.org/~/media/Files/Policy/Data/02262018BSAJointIndustry</a> CommentsVietnamCybersecurityLaw.pdf<br />[15] Statement from the AIC following the Congress of the United States letter on the Vietnam Law on Cybersecurity (17th July 2018), <a href=\"https://www.aicasia.org/2018/07/17/statement-from-the-asia-internet-coalition-following-the-letter-by-the-congress-of-the-united-states-on-the-law-on-cybersecurity-in-vietnam/\" target=\"_blank\">https://www.aicasia.org/2018/07/17/statement-from-the-asia-internet-coalition-following-the-letter-by-the-congress-of-the-united-states-on-the-law-on-cybersecurity-in-vietnam/</a><br />[16] Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?, <a href=\"https://www.luatkhoa.org/2017/11/du-luat-ninh-mang-hang-viet-nam-made-china/\" target=\"_blank\">https://www.luatkhoa.org/2017/11/du-luat-ninh-mang-hang-viet-nam-made-china/</a><br />[17] Apple officially moves its Chinese iCloud operations and encryption keys to China, <a href=\"https://www.theverge.com/2018/2/28/17055088/apple-chinese-icloud-accounts-government-privacy-speed\" target=\"_blank\">https://www.theverge.com/2018/2/28/17055088/apple-chinese-icloud-accounts-government-privacy-speed</a><br />[18] China Said to Quickly Withdraw Approval for New Facebook Venture, <a href=\"https://www.nytimes.com/2018/07/25/business/facebook-china.html\" target=\"_blank\">https://www.nytimes.com/2018/07/25/business/facebook-china.html</a><br />[19] China Internet Report 2018, <a href=\"https://www.abacusnews.com/china-internet-report/\" target=\"_blank\">https://www.abacusnews.com/china-internet-report/</a><br />[20] A Next Generation Artificial Intelligence Development Plan, <a href=\"https://chinacopyrightandmedia.wordpress.com/2017/07/20/a-next-generation-artificial-intelligence-development-plan/\" target=\"_blank\">https://chinacopyrightandmedia.wordpress.com/2017/07/20/a-next-generation-artificial-intelligence-development-plan/</a><br />[21] Cross-Border Data Flows: Where Are the Barriers, and What Do They Cost?, <a href=\"https://itif.org/publications/2017/05/01/cross-border-data-flows-where-are-barriers-and-what-do-they-cost\" target=\"_blank\">https://itif.org/publications/2017/05/01/cross-border-data-flows-where-are-barriers-and-what-do-they-cost</a><br />[22] Here Come the Viet Gamers, <a href=\"https://www.forbes.com/global/2010/0208/companies-technology-online-games-vietnam-social-networking.html#69b03c824b70\" target=\"_blank\">https://www.forbes.com/global/2010/0208/companies-technology-online-games-vietnam-social-networking.html#69b03c824b70</a><br />[23] Apple is under fire for moving iCloud data to China, <a href=\"https://money.cnn.com/2018/02/28/technology/apple-icloud-data-china/index.html\" target=\"_blank\">https://money.cnn.com/2018/02/28/technology/apple-icloud-data-china/index.html</a><br />[24] Facebook fell 13 percent this week to below $160, the stock's worst week since July 2012,<a href=\"https://www.cnbc.com/2018/03/23/facebook-cambridge-analytica-stock-sees-third-worst-trading-week-ever.html\" target=\"_blank\">https://www.cnbc.com/2018/03/23/facebook-cambridge-analytica-stock-sees-third-worst-trading-week-ever.html</a><br />[25] Google, Facebook thu lợi hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, <a href=\"https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/google-facebook-thu-loi-hang-ngan-ti-dong-moi-nam-898994.html\" target=\"_blank\">https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/google-facebook-thu-loi-hang-ngan-ti-dong-moi-nam-898994.html</a><br />nhat-ky-co-mo-4.0", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/898367605010173952", "published": "2018-10-15T00:32:07+00:00", "source": { "content": "Tran Vu Hai.\n\n\nBài viết rất hay dưới đây về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật an ninh mạng là của một chuyên gia bảo mật thông tin mang , trong nhóm 100 nhân tài về Việt Nam..để bắt tay Thủ tướng. Anh cũng đã từng viết thư ngỏ gửi Quốc Hội góp ý về Luật An Ninh Mạng, tuy nhiên có vẻ ngoài việc bắt tay (theo đúng nghĩa đen), nhà nước ta vẫn chưa coi trọng những đóp góp của các nhân tài Việt Nam. Hy vong lần này Chính Phủ Kiến Tạo 4.0. sẽ sáng suốt lắng nghe đúng người đúng ý kiến có hiểu biết. Xin mọi người cùng chia sẻ để ông Phúc và ông Lâm sớm biết\n\nLink: https://vnhacker.blogspot.com/2018/10/nhat-ky-co-mo-40-ve-du-thao-03102018.html?m=1\n\n_____________\n\nOctober 13, 2018\n\nNhắc lại chuyện cái ao:\n\nSau khi tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và nước miếng viết hai lá tâm thư mà Quốc hội vẫn thông qua Luật An ninh mạng, tôi muốn đưa ra một đánh giá toàn diện về bộ luật này, ở góc độ kỹ nghệ và pháp lý, nên đã dành ra bảy bảy bốn chín ngày tìm hiểu luật pháp an ninh mạng quốc tế. Những gì tôi đọc được thật thú vị. Hóa ra công việc của luật sư không khác lắm công việc của hacker, thay vì tấn công và phòng thủ bằng code họ chơi bằng từ ngữ.\n\nTôi tính sẽ viết một loạt bài về đề tài này, nhưng rồi giữa tháng 8 năm nay bạn tôi rủ tham gia nhóm 100 “nhân tài\" về Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam với kỳ vọng tôi sẽ có cơ hội được chụp hình chung với thủ tướng, tay bắt mặt mừng rồi nếu còn thời gian thì phân tích cho ngài thủ tướng nghe lợi và hại của Luật An ninh mạng. Nhưng rốt cuộc, vì mãi chụp hình, tôi không có cơ hội chia sẻ ý kiến.\n\nVới những thay đổi về nhân sự trong nhóm những người làm ra Luật An ninh mạng và quan sát quyết tâm phát triển kinh tế công nghệ của chính phủ, tôi đã từng hi vọng các ý kiến của tôi không còn cần thiết nữa, rằng khi soạn thảo nghị định hướng dẫn thực hiện luật, vì phát triển kinh tế, vì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, vì riêng tư cho người dân và an ninh quốc gia, chính phủ sẽ giữ cho người dân Việt Nam một Internet mở, tự do và an toàn.\n\nNhưng tôi đã lầm. Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đề ngày 03/10/2018 [1] còn nặng nề tăm tối hơn cả luật. Cái giá của tự do quả là một sự cảnh giác vĩnh cửu, hở ra một chút là mất.\n\nVì dự thảo chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp trong vòng 20 ngày, thay vì 6 tháng như thường lệ, tôi viết vội bài này, thôi thì không nói được với thủ tướng thì chia sẻ với quốc dân đồng bào tại sao tôi nghĩ dự thảo nghị định 03/10/2018 sẽ không giúp ích được gì trong việc phòng chống tội phạm, mà còn tạo ra những nguy cơ không thể xem thường về kinh tế và an ninh quốc gia.\n\nBài này hơi dài, đúng là nếu có thời gian tôi đã viết ngắn hơn. Thời buổi này mà bắt người ta bỏ ra 15 phút tập trung đọc một tiểu luận chính trị là một tội ác chống lại loài người và Mark Zuckerberg. Tôi biết tội của tôi, nên tôi đã tóm tắt các ý chính, nếu ai không có thời gian chỉ cần đọc tóm tắt là đủ. Ý kiến của tôi giải thích thì dài nhưng mục tiêu rất ngắn gọn: bỏ chương 5 của dự thảo 03/10/2018.\nNếu có nhiều thời gian hơn, xin hãy đọc hết và cho tôi biết ý kiến (thaidn@gmail.com). Chúng ta cần một cuộc thảo luận đại chúng về dự thảo 03/10/2018.\n\nTóm tắt\n\nDự thảo này chưa được công bố, nhưng ai đó đã chia sẻ trên mạng. Toàn văn dự thảo có thể xem ở đây.\n\nDự thảo có năm chương, ngoại trừ chương 5, phần lớn nội dung tập trung vào vấn đề bảo vệ an toàn thông tin cho các hệ thống trọng yếu quốc gia. Mặc dù có những quy định khá ngớ ngẩn như bắt buộc đổi mật khẩu mỗi tháng một lần, chúng ta phải ghi nhận nỗ lực của nhóm soạn dự thảo và thành công phần nào của họ khi đưa ra được một chính sách an toàn thông tin chung cho các hệ thống trọng yếu.\n\nTôi sẽ có ý kiến riêng về nội dung an toàn thông tin của dự thảo, ở đây tôi tập trung vào chương 5, bắt đầu từ trang 40. Chỉ trong vòng vài trang giấy, dự thảo nghị định do Bộ Công an soạn thảo đã trao cho Cục An ninh mạng, Bộ Công an những quyền sau đây:\n\n • Điểm b, khoản 1, điều 57: bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải có sự đồng ý của Cục An ninh mạng ($$$$).\n \n • Điều 54, 55, 56, 57: bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải lưu trữ tất cả dữ liệu ở Việt Nam và phải cung cấp tất cả dữ liệu khi nhận được yêu cầu của Cục An ninh mạng.\n \n • Khoản 5, điều 58: Bất kỳ công ty trong và ngoài nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên Internet tại Việt Nam phải lưu trữ và chuyển giao cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.\n\nKhi tôi viết tất cả, ý của tôi là tất cả. Tất cả những gì bạn gõ vào Facebook hay Zalo. Tất cả hình bạn đã chụp và chia sẻ. Tất cả những email bạn đã gửi. Tất cả những gì bạn đã tìm kiếm. Tất cả website bạn đã vào. Tất cả những thông tin tế nhị, nhạy cảm, sâu thẳm nhất. Bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Ai cho bạn tiền, bạn cho tiền ai. Bạn thích quần lót màu gì. Bạn có mấy cô bồ nhí. Bạn thích phim con heo thể loại gì. Tất tần tật.\n\nTrong các phần tiếp theo tôi sẽ giải thích tại sao dự thảo này không đem lại lợi ích gì mà còn tạo ra nhiều nguy cơ kinh tế và an ninh. Tôi giải thích chi tiết nên hơi dài, ở đây tôi tóm tắt các ý chính:\n\n1. Dự thảo bắt buộc các công ty Internet quốc tế phải lưu trữ dữ liệu cá nhân của người Việt Nam tại Việt Nam, nhưng bất kể các công ty tuân thủ, chính phủ cũng không thể tự ý truy cập vào nguồn dữ liệu này. Về mặt kỹ thuật, dữ liệu các công ty đặt trên các máy chủ sẽ luôn luôn ở dạng mã hoá và chỉ có thông qua công ty sở hữu dữ liệu mới có chìa khoá để mở nhưng luật của Mỹ là không được cung cấp khoá, nếu chưa có sự đồng ý của Bộ Tư Pháp hoặc Nhà Trắng. Do đó, có đem dữ liệu về Việt Nam, chính phủ Việt Nam vẫn không thể tự do truy cập dữ liệu.\n\n2. Bắt buộc các công ty mở văn phòng ở Việt Nam không phải là một yêu cầu quá đáng, nhưng chính phủ cần phải hiểu được tại sao người ta không muốn mở. Singapore đâu cần ra luật gì, các công ty vẫn đua nhau mở trụ sở. Bắt buộc người ta vào, người ta sẽ vào cho có lệ, rốt cuộc Việt Nam sẽ không nhận được vốn hay công nghệ gì cả, mà lại còn tạo tiền lệ xấu. Việt Nam không thể tự lực tự cường thành cường quốc công nghệ, mà chúng ta cần vốn, công nghệ và tri thức của phương Tây. Chọn thế đối đầu với các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới, chúng ta chỉ từ chết đến bị thương, không được gì cả.\n\n3. Bắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ khiến họ chỉ có hai lựa chọn: rút khỏi thị trường Việt Nam hoặc sao chép dữ liệu thô từ trung tâm dữ liệu của họ sang các máy chủ thuê mướn ở Việt Nam. Rất nhiều công ty nước ngoài phản đối Luật An ninh mạng vì việc sao chép dữ liệu thô làm gia tăng rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của họ, vốn dựa rất lớn vào niềm tin của khách hàng. Và đương nhiên họ phải tốn thêm chi phí thiết kế lại hệ thống, thuê mướn thêm thiết bị lưu trữ, chi phí này sẽ do chính người dân Việt Nam phải chi trả, khi các công ty phải tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm đối với thị trường Việt Nam.\n\nBộ Công an còn yêu cầu các công ty phải bàn giao dữ liệu hàng loạt. Ưu tiên hàng đầu của các công ty quốc tế là đảm bảo an toàn dữ liệu và riêng tư cho khách hàng, trừ khi có lệnh của tòa án và luật sư của họ đồng ý, họ không thể nào đơn phương tùy tiện chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba. Nếu có chuyển họ cũng chuyển từng trường hợp cụ thể, chứ không thể nào chuyển tất cả. Họ làm sao biết được Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của họ như thế nào. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì dữ liệu bị lộ ra ngoài, họ sẽ hứng đủ.Vả lại, dữ liệu là tài sản của công ty, yêu cầu họ chuyển sang cho chính phủ Việt Nam chẳng khác nào quốc hữu hóa. Còn ai muốn làm ăn ở Việt Nam?\n\nMột khi rủi ro, áp lực chính trị, và chi phí hoạt động quá cao, các công ty sẽ phải tính đến phương án rút khỏi Việt Nam. Đã có rất nhiều tiền lệ các công ty rút khỏi thị trường khi không thể chịu đựng được luật pháp sở tại. Mới đây thôi, khi Châu u chính thức đưa vào thực thi General Data Protection Regulation rất nhiều trang web ở Mỹ đã ngưng phục vụ khách hàng Châu Âu. Nếu các công ty rút khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ lấy gì thay thế, Baidu và Weibo chăng?\n\n4. Chuyển dữ liệu từ Singapore hay Đài Loan về Việt Nam sẽ không khiến dữ liệu được an toàn hơn. Internet không có biên giới, chuyển địa điểm lưu trữ không làm cho dữ liệu an toàn hơn, trái lại là đằng khác. Thay vì sử dụng dịch vụ Cloud Computing của những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới, các công ty trong và ngoài nước sẽ phải sử dụng dịch vụ của các công ty nội địa, vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc chống tội phạm chuyên nghiệp hoặc lực lượng tình báo mạng của các quốc gia. Thay vì chỉ phải tập trung bảo vệ dữ liệu ở một nơi, các công ty phải phân tán nguồn lực để bảo vệ nhiều nơi khác nhau. Các công ty công nghệ lớn còn có đủ tài chính và nhân lực để thiết kế các giải pháp đảm bảo an ninh, còn các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty đang sử dụng dịch vụ Cloud Computing ở nước ngoài, sẽ chọn những giải pháp nội địa đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng kém an toàn nhất.\n\n5. Bộ Công an tuyên bố sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu ($$$$) để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Nghĩa là toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm chuyên nghiệp hoặc lực lượng tình báo mạng của các quốc gia.\n6. Toàn bộ dữ liệu không chỉ của người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng, Bộ Công an. Với viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984, ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc? Nếu không thu hút được tài năng, làm sao Việt Nam có đủ nhân lực để làm cách mạng công nghệ?\n\n7. Sau 30 năm nhận vốn và công nghệ thế giới, Trung Quốc đang giàu lên rất nhanh và đe dọa cả thế giới. Phương Tây đang rất lo ngại và muốn tìm đối tác đầu tư thay thế. Đây là cơ hội của Việt Nam, nhưng dự thảo 03/10/2018 chẳng khác nào một lời tuyên bố rằng Việt Nam không muốn đi cùng với thế giới. Nguy hiểm hơn hết, khi Việt Nam cản trở các công ty công nghệ phương Tây, các tập đoàn công nghệ rất giàu mạnh của Trung Quốc sẽ thao túng thị trường và dữ liệu của người Việt Nam, tạo ra những hiểm họa khôn lường.\n\nVì những lý do kể trên, tôi đề nghị chính phủ loại bỏ chương 5 của dự thảo 03/10/2018 và giới hạn phạm vi của dự thảo vào nội dung bảo vệ an toàn thông tin cho các hệ thống trọng yếu quốc gia. Yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa cần được tách ra và hướng dẫn thực hiện bằng một dự thảo khác.\n\nBắt buộc lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam không đem lại ích lợi gì\n\nChính phủ muốn yêu cầu các công ty nước ngoài lưu trữ dữ liệu và mở văn phòng ở Việt Nam là để nắm chủ quyền trên dữ liệu của người Việt Nam và có quyền tài phán đối với các công ty này. Đây không phải là một yêu cầu vô lý, vì suy cho cùng chính phủ phải có trách nhiệm và can dự vào việc bảo vệ dữ liệu của người dân. Tuy vậy có một lỗ hổng pháp lý lớn và vài vấn đề kỹ thuật mà Luật An ninh mạng và dự thảo đã bỏ qua.\n\nĐa số các công ty Internet quốc tế phổ biến ở Việt Nam đến từ Mỹ, nên trong phần này tôi tập trung vào luật của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, để an toàn, dữ liệu các công ty đặt trên các máy chủ sẽ luôn luôn ở dạng mã hoá và chỉ có thông qua công ty sở hữu dữ liệu mới có chìa khoá để mở nhưng luật của Mỹ là không được cung cấp khoá. Do đó, có đem dữ liệu về Việt Nam, chính phủ Việt Nam vẫn không thể tự do truy cập dữ liệu.\n\nTừ năm 1986, Đạo luật Riêng Tư Trong Liên Lạc Điện Tử (Electronic Communications Privacy Act, ECPA [2]) của Mỹ nghiêm cấm các công ty nước này cung cấp dữ liệu cho bất kỳ chính phủ nào khác, mà không có sự đồng ý của Bộ Tư pháp. Đây là lý do mà trong những lần điều trần trước Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ, đại diện Facebook đã nhiều lần khẳng định họ sẽ không bao giờ chia sẻ dữ liệu với chính phủ Việt Nam, vì chia sẻ như thế là trái luật.\n\nHồi tháng 3 năm nay, Đạo luật ECPA đã được bổ sung bởi Đạo luật Đám Mây (Clarifying Lawful Overseas Use of Data Act - CLOUD Act [3]). Đạo luật Đám Mây quy định các công ty chỉ được phép cung cấp dữ liệu cho các chính phủ đã được Nhà Trắng phê duyệt. Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu có thể là hai chính thể được phê duyệt đầu tiên. Nếu muốn truy cập dữ liệu để phục vụ cho việc phòng chống tội phạm, chính phủ Việt Nam nên gấp rút nghiên cứu Đạo luật Đám Mây, đàm phán với chính phủ Mỹ. Một khi đã được chính phủ Mỹ phê duyệt, chính phủ Việt Nam có thể đường hoàng yêu cầu các công ty Mỹ cung cấp thông tin và các công ty phải nhanh chóng đáp ứng như thể đó là yêu cầu từ chính phủ Mỹ.\n\nCần phải nhấn mạnh rằng việc Việt Nam phải được Mỹ phê duyệt không phải là chuyện nước lớn ép nước nhỏ, nhắc lại ngay cả Anh và Châu Âu vẫn phải đàm phán với Mỹ, mà chỉ đơn giản vì người Việt Nam sử dụng dịch vụ của các công ty Mỹ. Nếu như người Mỹ sử dụng Zalo của Việt Nam, chính phủ Mỹ muốn truy cập dữ liệu này họ vẫn phải thông qua chính phủ Việt Nam. Đây là cách thế giới vận hành, muốn hay không muốn chúng ta vẫn phải tuân theo. Tạo ra một bộ luật nội địa không làm thay đổi luật chơi quốc tế.\n\nVừa rồi Apple đã nhún nhường Trung Quốc, chuyển dữ liệu iCloud của người Trung Quốc về giao lại cho một công ty Trung Quốc. Đây là một cách lách luật và Apple đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích [24]. Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có đủ tài lực để ép Apple như Trung Quốc đã làm? Nếu có đủ đi chăng nữa, liệu Việt Nam có nên làm như vậy? Tôi sẽ phân tích những điểm này trong phần cuối khi nói về Trung Quốc.\n\nPhải thừa nhận rằng lưu trữ dữ liệu nội địa là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Kể từ sau sự kiện Snowden năm 2013, một số quốc gia đã đưa ra luật nội địa hóa dữ liệu lên bàn nghị sự. Nhưng thông tin “đã có 18 nước quy định phải lưu trữ dữ liệu trong nước” dễ gây lầm tưởng rằng tất cả các quốc gia đều yêu cầu lưu tất cả dữ liệu cá nhân hay cho phép một đơn vị như Cục An ninh mạng được phép tự ý truy xuất các dữ liệu đó. Sự thật không phải như vậy. Cùng với Việt Nam, chỉ có Trung Quốc, Nga, Indonesia là bắt buộc lưu trữ tất cả dữ liệu cá nhân. Đa số các quốc gia như Mỹ, Anh, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, New Zealand, Hà Lan, Venezuela, v.v. chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu thuế, kế toán, tài chính, hoặc dữ liệu của các tổ chức đại chúng [21].\n\nNgoài lưu trữ dữ liệu nội địa, dự thảo còn bắt buộc các công ty phải mở văn phòng ở Việt Nam. Đây không phải là một yêu cầu quá đáng, nhưng câu hỏi mà chính phủ cần đặt ra là tại sao chúng ta phải ép bằng luật. Singapore đâu cần ép gì đâu, các công ty vẫn đua nhau mở trụ sở. Thậm chí nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam cũng đều đăng ký ở Singapore. Không chỉ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar đều có các công ty Internet lớn của thế giới đặt trụ sở. Rõ ràng mở văn phòng ở đâu là quyết định của doanh nghiệp, chính phủ không nên can thiệp mà chỉ có thể khuyến khích. Chính sách thuận lợi, không cản trở kinh doanh, luật pháp minh bạch, văn minh, không cần ra luật người ta cũng tự tìm đến.\n\nChính phủ nói rất nhiều về cách mạng công nghiệp 4.0. Các quan chức đã nhiều lần tuyên bố muốn biến Sài Gòn, Hòa Lạc hay Bình Dương thành Silicon Valley. Đây là một giấc mơ lớn, đáng trân trọng, muốn thực hiện trước nhất phải thu hút được đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, mà quan trọng nhất là Mỹ và Châu Âu. Nhưng chính sách và luật pháp của Việt Nam ra sao để rồi bây giờ chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà người ta vẫn không muốn vào? Đây là một câu hỏi lớn, nhưng Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 không phải là câu trả lời.\n\nNhững nguy cơ mới cho nền kinh tế\nBắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam chẳng những không đem lại lợi ích gì trong việc phòng chống tội phạm, đẩy Việt Nam vào thế đối đầu các tập đoàn công nghệ lớn, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ không thể xem thường cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế công nghệ, quyền riêng tư của người dân và cả hệ thống chính trị. Đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi mà còn là của rất nhiều học giả, luật sư, chuyên gia công nghệ và các nhà nghiên cứu luật pháp quốc tế [5] [6] [7] [8] [9]. Trong phần này tôi sẽ nói về các rủi ro cho nền kinh tế, sau đó tôi sẽ bàn về các rủi ro an ninh.\nMuốn lưu dữ liệu thì phải có trung tâm dữ liệu. Nhưng khả năng các công ty nước ngoài xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam là gần như bằng không. Không phải họ ghét bỏ gì Việt Nam, mà đây là bài toán kinh tế. Việt Nam không phải là trung tâm, đầu mối Internet của thế giới và khu vực. Đường truyền Internet quốc tế của Việt Nam đã có nhiều cải thiện, nhưng dăm bữa nửa tháng lại có sự cố. Chỉ số Rủi Ro Trung Tâm Dữ Liệu [4], một báo cáo xếp hạng các quốc gia dựa vào công nghệ, kinh tế và an ninh chính trị đối với trung tâm dữ liệu, thậm chí còn không xếp hạng Việt Nam (Trung Quốc, Indonesia và Nga, những quốc gia bắt buộc lưu dữ liệu nội địa xếp hạng rất thấp).\n\nCó thông tin cho rằng các công ty lớn trên thế giới đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam từ lâu rồi [10]. Nói thế chỉ đúng một nửa. Đúng là các công ty đã có thuê mướn, đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng các máy chủ này đều không lưu dữ liệu cá nhân (như đã định nghĩa trong dự thảo 03/10/2018), mà chỉ lưu tạm (caching) một số ít dữ liệu ai cũng đã biết ví dụ như các video công cộng được chia sẻ trên mạng xã hội. Về mặt kỹ thuật, việc lưu trữ đầy đủ dữ liệu cá nhân đòi hỏi các công ty lớn phải thiết lập cơ sở hạ tầng máy chủ, sử dụng phần cứng chuyên biệt, với quy mô gấp vài chục lần những gì họ đang có tại Việt Nam.\n\nNếu không có trung tâm dữ liệu ở Việt Nam, các công ty sẽ lưu dữ liệu người dùng ở đâu? Họ chỉ có hai lựa chọn: đóng cửa không phục vụ Việt Nam hoặc sao chép dữ liệu thô về đặt ở các máy chủ thuê mướn của các công ty như Viettel hay VNPT. Các công ty lớn, có doanh thu tương đối ở Việt Nam sẽ sao chép dữ liệu, còn lại đa số những công ty nhỏ hơn, doanh thu không đáng kể, tôi dự đoán sẽ cấm cửa người đến từ Việt Nam. Việc bóc tách dữ liệu, sao chép về Việt Nam sẽ làm tăng chi phí thiết kế, vận hành sản phẩm. Tất cả chi phí này sẽ đổ lên đầu người dân Việt Nam, khi các công ty tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm đối với thị trường Việt Nam.\n\nViệc sao chép dữ liệu đến nhiều nơi còn làm gia tăng rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ, vốn dựa rất lớn vào niềm tin của khách hàng. Đó là lý do nhiều công ty đã phản đối Luật An ninh mạng. Đơn cử, Business Software Alliance, một tổ chức có nhiều thành viên là các công ty công nghệ lớn như Adobe, Apple, IBM, Microsoft, Oracle, hay Salesforce, đã có một kiến nghị rất chi tiết phản đối Luật An ninh mạng và yêu cầu xóa điều luật lưu trữ dữ liệu nội địa [14]. Ngoài ra Asia Internet Coalition, hiệp hội bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu về Internet như AirBnB, Amazon, Apple, Expedia, Facebook, Google, Line, LinkedIn, Rakuten, Twitter và Yahoo, đã đưa ra một thông báo rằng họ nghĩ Luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam [15].\n\nNgoài yêu cầu lưu trữ dữ liệu, Khoản 5, điều 58 của dự thảo 03/10/2018 còn yêu cầu các công ty phải chuyển giao hàng loạt cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.\n\nQuy định này hoặc là không thực hiện được hoặc là sẽ đẩy tất cả các công ty quốc tế ra khỏi Việt Nam. Ưu tiên hàng đầu của các công ty quốc tế là đảm bảo an toàn dữ liệu và riêng tư cho khách hàng, họ không thể nào đơn phương tùy tiện chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba. Nếu có chuyển các công ty cũng chỉ có thể chuyển từng trường hợp cụ thể, sau khi có lệnh của tòa án, xét duyệt của luật sư và cơ quan tư pháp chính phủ Mỹ.\nCác công ty làm sao biết được Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của họ như thế nào. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì dữ liệu bị lộ ra ngoài, họ sẽ hứng đủ. Sự cố lộ dữ liệu liên quan đến Cambridge Analytica đã khiến cổ phiếu Facebook sụt giảm 13%, tức khoảng 75 tỉ USD [24]. Để so sánh, theo một nguồn tin không chính thức, doanh thu năm 2015 của Facebook ở Việt Nam là 150 triệu USD [25]. Rõ ràng doanh thu ở Việt Nam chỉ là muối bỏ bể so với thiệt hại mà Facebook có thể phải gánh chịu nếu để xảy ra sự cố lộ dữ liệu.\n\nVả lại, dữ liệu là tài sản của công ty, yêu cầu họ chuyển sang cho chính phủ Việt Nam chẳng khác nào quốc hữu hóa. Ai sẽ còn muốn làm ăn ở Việt Nam?\nMột khi rủi ro, áp lực chính trị và chi phí hoạt động quá cao, các công ty sẽ phải tính đến phương án rút khỏi Việt Nam. Đã có rất nhiều tiền lệ các công ty rút khỏi thị trường khi không thể chịu đựng được luật pháp sở tại. Mới đây thôi, khi Châu Âu chính thức đưa vào thực thi General Data Protection Regulation rất nhiều trang web ở Mỹ đã ngưng phục vụ khách hàng Châu Âu [11] [12]. Nếu các công ty rút khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ lấy gì thay thế, Baidu và Weibo chăng?\nKhông phải Việt Nam không thể tự xây dựng những sản phẩm “Made in Vietnam” để thay thế. Nhưng để vươn ra thế giới, có một nền công nghiệp số tầm cỡ thế giới, Việt Nam cần vốn, công nghệ và tài năng của thế giới. Buôn có bạn, bán có phường, một khi các tập đoàn lớn nói không với Việt Nam thì cả thế giới công nghệ sẽ chẳng ai muốn chơi với chúng ta nữa (ngoại trừ Trung Quốc, tôi sẽ nhắc đến trong phần sau). Không có vốn, không có công nghệ, không có tài năng, không có cách chi Việt Nam xây dựng được những công ty công nghệ tầm cỡ thế giới.\n\nĐã hi sinh kinh tế, nhưng vẫn không đảm bảo được an ninh\n\nĐôi khi vì an ninh quốc gia, vì riêng tư của người dân chúng ta buộc phải cắn răng chọn lựa những chính sách gây hại cho phát triển kinh tế. Nhưng trong phần này tôi sẽ giải thích tại sao Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 khiến cho Việt Nam tiền mất tật mang, vừa gây nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế vừa tạo ra những rủi ro đáng ngại cho an ninh quốc gia và sự riêng tư của người dân cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.\n\nNhư đã phân tích ở trên, vì lý do kinh tế, các công ty sẽ không thể nào xây dựng trung tâm dữ liệu đúng chuẩn ở Việt Nam. Họ sẽ phải chép dữ liệu ra khỏi các trung tâm dữ liệu được bảo vệ tối đa của họ, nghĩa là dữ liệu của người Việt Nam sẽ không được bảo vệ như dữ liệu của phần còn lại của thế giới. Thay vì chỉ phải tập trung bảo vệ dữ liệu ở một nơi, các công ty phải phân tán nguồn lực để bảo vệ nhiều nơi khác nhau. Các công ty công nghệ lớn còn có đủ tài chính và nhân lực để thiết kế các giải pháp đảm bảo an ninh, còn các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty đang sử dụng dịch vụ Cloud Computing ở nước ngoài, sẽ chọn những giải pháp nội địa đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng kém an toàn nhất.\n\nTại khoản 6, điều 58 của dự thảo 03/10/2018, Bộ Công an tuyên bố họ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Nói cách khác, toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm mạng và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác.\nNếu chúng ta lo lắng giới tội phạm hay lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác xâm phạm dữ liệu của người Việt Nam, tôi không hiểu tại sao dự thảo lại cho rằng việc chuyển dữ liệu từ Singapore hay Đài Loan về Việt Nam sẽ khiến dữ liệu được an toàn hơn. Internet không có biên giới, chuyển địa điểm lưu trữ không làm cho dữ liệu an toàn hơn, trái lại là đằng khác. Thay vì sử dụng dịch vụ Cloud Computing của những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới, các công ty sẽ phải sử dụng dịch vụ của các công ty nội địa, vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc chống tội phạm chuyên nghiệp và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia. Tôi chia sẻ lo lắng của chính phủ về việc dữ liệu cá nhân của người Việt Nam nằm trong sự kiểm soát của các công ty quốc tế, nhưng nóng vội đem dữ liệu về Việt Nam ở thời điểm hiện tại không giúp được gì mà còn làm tăng nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm.\nTôi thấy rất khó hiểu khi người ta giải thích Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 sẽ giúp bảo vệ riêng tư của người dân. Có lẽ câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải đặt ra là: bảo vệ chống lại ai?\n\nTôi được biết Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sử dụng Gmail. Tôi đoán ngài Bộ trưởng, như bao người dân khác, cũng mong muốn có được an toàn và riêng tư khi sử dụng Internet. Nhưng dự thảo 10/03/2018 sẽ cho phép Cục An ninh mạng đơn phương, không thông qua bất kỳ cơ chế kiểm soát, yêu cầu bên cung cấp dịch vụ cung cấp tất cả dữ liệu, bao gồm tất cả email của ngài bộ trưởng. Sau khi đã lấy được thông tin, Cục An ninh mạng sẽ lưu trữ, sử dụng, tiết lộ thông tin đó như thế nào, là toàn quyền quyết định của họ. Nói cách khác, không chỉ người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị sẽ nằm trong tầm kiểm soát của công an.\n\nVới viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984, ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc? Nếu không thu hút được tài năng, làm sao chúng ta có đủ nhân lực để làm cách mạng công nghệ?\n\nSao chép Trung Quốc chỉ dẫn đến sự lệ thuộc\n\nThật khó để không nghĩ đến yếu tố Trung Quốc khi bàn đến Luật An ninh mạng, nhất là khi Luật An ninh mạng Việt Nam rất giống Luật An ninh mạng Trung Quốc [16]. Trong phần này tôi giải thích tại sao sao chép Trung Quốc chỉ làm lợi cho họ nhưng gây hại cho Việt Nam.\n\nVới sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai và sức hút của thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thừa khả năng đặt ra luật chơi riêng và bắt buộc các công ty phải tuân theo. Apple vừa rồi đã đồng ý chuyển dữ liệu iCloud của người Trung Quốc về Trung Quốc [17]. Facebook luôn thèm khát thị trường Trung Quốc, đã nhiều lần xin giấy phép, nhưng vẫn chưa được chính phủ Trung Quốc cho vào. Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cấp giấy phép cho Facebook nhưng ngay lập tức thu hồi chỉ sau đó 1 ngày [18].\n\nCó thể thấy rằng cách mà Trung Quốc ép các công ty công nghệ là cơ sở để những nhà làm luật Việt Nam tạo ra Luật An ninh mạng, nhưng Việt Nam không phải Trung Quốc, chúng ta không có đủ tài lực để ra yêu sách với thế giới. Trung Quốc không cho Facebook vào, còn Facebook không thèm vào Việt Nam. Cùng một chính sách, nhưng kết quả không thể khác nhau hơn.\n\nMô hình phát triển kinh tế số của Trung Quốc không thể áp dụng cho Việt Nam. Trung Quốc có một thị trường nội địa rộng lớn, và sau hơn 30 năm liên tục nhận vốn và công nghệ thế giới, Trung Quốc đã có những trung tâm nghiên cứu, những trường đại học, những tập đoàn công nghệ, những quỹ đầu tư top đầu thế giới [19]. Trước đây Trung Quốc chỉ sao chép công nghệ thế giới, nhưng bây giờ họ đặt ra mục tiêu năm 2030 sẽ vượt Mỹ, đứng đầu thế giới về những công nghệ cao cấp như Trí Tuệ Nhân Tạo [20].\n\nViệt Nam không có gì có thể so sánh được cả. Chúng ta chỉ có gần 100 triệu dân, nhưng sức mua không lớn vì dân còn nghèo, phương tiện thanh toán điện tử còn chưa phổ biến. Tình trạng gian lận tràn lan (ví dụ như đánh cắp thẻ tín dụng để mua hàng hay click quảng cáo giả) cũng khiến việc kinh doanh trên Internet ở Việt Nam có chi phí cao hơn các quốc gia khác.\n\nMay mắn cho chúng ta, phương Tây đang rất lo sợ Trung Quốc, họ mong muốn tìm kiếm một đối tác khác để đầu tư, hợp tác và Việt Nam đang nổi lên như là một lựa chọn tốt. Để phát triển, Việt Nam cần dịch vụ, sản phẩm tiên tiến của thế giới, nhưng cần nhất vẫn là vốn, công nghệ và tri thức để tự phát triển các sản phẩm tương tự. Nhưng dự thảo 03/10/2018 chẳng khác nào một lời tuyên bố rằng Việt Nam không muốn đi cùng với thế giới. Không gì có lợi hơn cho Trung Quốc và bất lợi hơn cho Việt Nam khi Việt Nam “xù lông nhím\" với phương Tây, vì Trung Quốc sẽ “bất chiến tự nhiên thành\" loại bỏ bớt một đối thủ cạnh tranh thu hút vốn và công nghệ của thế giới.\n\nNguy hiểm hơn hết, khi Việt Nam cản trở các công ty công nghệ phương Tây, các tập đoàn công nghệ rất giàu mạnh của Trung Quốc sẽ thao túng thị trường và dữ liệu của người Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Baidu, Tencent, Alibaba tổng “tấn công” thị trường Việt Nam? Trước khi phát triển được những sản phẩm nội địa, chúng ta vẫn cần những đối tác phương Tây để đảm bảo dữ liệu không rơi vào tay Trung Quốc, nếu không muốn học lại mãi bài học lịch sử ngàn đời của cha ông.\n\nThay vì sao chép Trung Quốc để rồi phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải đi một con đường khác, xích lại gần hơn với thế giới. Chúng ta vẫn phải chơi với Trung Quốc, nhưng mục tiêu là giảm lệ thuộc và phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình. Nhờ có Internet tự do hơn, so với Trung Quốc, Việt Nam có một xã hội cởi mở hơn và một không gian tự do ngôn luận rộng rãi hơn. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải giữ được những khác biệt này. Nếu Trung Quốc yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa, Việt Nam phải giải phóng dữ liệu và trở thành thiên đường dữ liệu nơi mà cả thế giới có thể an tâm lưu trữ dữ liệu của họ. Nếu Trung Quốc đóng cửa Internet, Việt Nam phải có Internet tự do. Nếu Trung Quốc có Bức Tường Lửa Vĩ Đại, Việt Nam phải dùng Internet để kết nối và đi cùng thế giới.\n\nTài liệu tham khảo\n[1] Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, dự thảo ngày 3/10/2018, https://drive.google.com/file/d/1gBwAnqcdtEloR9dk0A3Pmz4mbzZlFRhl/view\n[2] How Law Enforcement Should Access Data Across Borders, http://www2.itif.org/2017-law-enforcement-data-borders.pdf\n[3] CLOUD Act, https://www.congress.gov/bill/115th-congress/house-bill/4943\n[4] Data Centre Risk Index 2016, https://verne-global-lackey.s3.amazonaws.com/uploads/2017/1/b5e0a0da-5ad2-01b3-1eb8-8f782f22a534/C&W_Data_Centre+Risk_Index_Report_2016.pdf\n[5] Where Is Your Data, Really?: The Technical Case Against Data Localization, https://www.lawfareblog.com/where-your-data-really-technical-case-against-data-localization\n[6] Global Data Flows and Connectivity Are Creating New Economic and Trade Opportunities, https://www.brookings.edu/research/regulating-for-a-digital-economy-understanding-the-importance-of-cross-border-data-flows-in-asia/\n[7] Data Localization Laws: an Emerging Global Trend, https://www.jurist.org/commentary/2017/01/Courtney-Bowman-data-localization\n[8] Data Nationalism, http://law.emory.edu/elj/content/volume-64/issue-3/articles/data-nationalism.html\n[9] The False Promise of Data Nationalism, http://www2.itif.org/2013-false-promise-data-nationalism.pdf\n[10] Google, Facebook đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam, https://vtc.vn/google-facebook-da-dat-hang-ngan-may-chu-o-viet-nam-d367295.html\n[11] Sites block users, shut down activities and flood inboxes as GDPR rules loom, https://www.theguardian.com/technology/2018/may/24/sites-block-eu-users-before-gdpr-takes-effect\n[12] Major US news websites are going down in Europe as GDPR goes into effect, https://www.theverge.com/2018/5/25/17393894/gdpr-news-websites-down-europe\n[13] Chưa có thông tin Google, Facebook rời Việt Nam do luật An ninh mạng, https://thanhnien.vn/cong-nghe/chua-co-thong-tin-google-facebook-roi-viet-nam-do-luat-an-ninh-mang-973883.html\n[14] Joint Industry Comments on Draft Law on Cybersecurity, https://www.bsa.org/~/media/Files/Policy/Data/02262018BSAJointIndustry CommentsVietnamCybersecurityLaw.pdf\n[15] Statement from the AIC following the Congress of the United States letter on the Vietnam Law on Cybersecurity (17th July 2018), https://www.aicasia.org/2018/07/17/statement-from-the-asia-internet-coalition-following-the-letter-by-the-congress-of-the-united-states-on-the-law-on-cybersecurity-in-vietnam/\n[16] Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?, https://www.luatkhoa.org/2017/11/du-luat-ninh-mang-hang-viet-nam-made-china/\n[17] Apple officially moves its Chinese iCloud operations and encryption keys to China, https://www.theverge.com/2018/2/28/17055088/apple-chinese-icloud-accounts-government-privacy-speed\n[18] China Said to Quickly Withdraw Approval for New Facebook Venture, https://www.nytimes.com/2018/07/25/business/facebook-china.html\n[19] China Internet Report 2018, https://www.abacusnews.com/china-internet-report/\n[20] A Next Generation Artificial Intelligence Development Plan, https://chinacopyrightandmedia.wordpress.com/2017/07/20/a-next-generation-artificial-intelligence-development-plan/\n[21] Cross-Border Data Flows: Where Are the Barriers, and What Do They Cost?, https://itif.org/publications/2017/05/01/cross-border-data-flows-where-are-barriers-and-what-do-they-cost\n[22] Here Come the Viet Gamers, https://www.forbes.com/global/2010/0208/companies-technology-online-games-vietnam-social-networking.html#69b03c824b70\n[23] Apple is under fire for moving iCloud data to China, https://money.cnn.com/2018/02/28/technology/apple-icloud-data-china/index.html\n[24] Facebook fell 13 percent this week to below $160, the stock's worst week since July 2012,https://www.cnbc.com/2018/03/23/facebook-cambridge-analytica-stock-sees-third-worst-trading-week-ever.html\n[25] Google, Facebook thu lợi hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/google-facebook-thu-loi-hang-ngan-ti-dong-moi-nam-898994.html\nnhat-ky-co-mo-4.0", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:898367605010173952/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:898168915580473344", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "14.10.2018<br /><br />Cả nhà ơi, xin chia sẻ nỗi đau phẫn uất này cùng nhà báo Hoàng Khương và gia đình nạn nhân ! <br /><br />Được biết sau khi đăng bài chưa đầy 1 tiếng thì status này của nhà báo Hoàng Khương đã bị xoá không còn dấu vết ! <br />-----------<br />FB Nhà báo Hoàng Khương : \"EM DÂU TÔI CHẾT TẠI TRỤ SỞ CÔNG AN VÌ... TỰ ĐÂM VÀO CỔ\"<br /><br />Chiều hôm qua, 13-10, em họ tôi (con chú ruột) và vợ sau khi dự đám giỗ bà nội tôi (Ninh Hoà, Khánh Hoà) trở về thì bị một số cán bộ Công an thị xã Ninh Hoà ập vào nhà làm việc. <br /><br />Đến 15 giờ cùng ngày, em dâu tôi là Huỳnh Thị Nhung (1973, ngụ Dục Mỹ, Ninh Xiêm, Ninh Hoà, Khánh Hoà) bị đưa về trụ sở công an thị xã lấy lời khai về việc kinh doanh nhà trọ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. <br /><br />8 giờ sáng hôm nay, 14-10, em họ tôi nhận được điện thoại từ chủ tịch xã Ninh Xiêm thông báo Nhung đã chết tại cơ quan điều tra Công an thị xã Ninh Hoà, hiện đang khám nghiệm tử thi.<br /><br />Khi gia đình em tôi có mặt tại trụ sở Công an thị xã thì một vài vị công an mặt thường phục lạnh lùng thông báo em dâu tôi đã tự sát vào lúc 22 giờ. Trong lúc đang lấy lời khai, Nhung đã chụp chiếc kéo để sẵn trên bàn và tự đâm nhiều nhát vào ngực, cổ... <br /><br />Chinh, chồng Nhung, kể khi có mặt làm thủ tục kết thúc công tác khám nghiệm tử thi, một vài vị công an “khuyên” nên ký vào biên bản và sớm đưa xác về lo hậu sự, họ sẽ tha tội cho...<br /><br />Thêm một cái chết đầy... kịch tính xảy ra tại trụ sở công an như biết bao vụ việc đã từng xảy ra trên khắp đất nước này. Và lần này là Nhung, em tôi, người đàn bà quê lam lũ, ít học, hiền lành và là mẹ của 2 đứa con...<br /><br />Mong em yên nghỉ !<br />Anh hứa sẽ làm những gì có thể để linh hồn em được nhẹ nhàng...<br /><br />Hoàng Khương./.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/898168915580473344", "published": "2018-10-14T11:22:36+00:00", "source": { "content": "14.10.2018\n\nCả nhà ơi, xin chia sẻ nỗi đau phẫn uất này cùng nhà báo Hoàng Khương và gia đình nạn nhân ! \n\nĐược biết sau khi đăng bài chưa đầy 1 tiếng thì status này của nhà báo Hoàng Khương đã bị xoá không còn dấu vết ! \n-----------\nFB Nhà báo Hoàng Khương : \"EM DÂU TÔI CHẾT TẠI TRỤ SỞ CÔNG AN VÌ... TỰ ĐÂM VÀO CỔ\"\n\nChiều hôm qua, 13-10, em họ tôi (con chú ruột) và vợ sau khi dự đám giỗ bà nội tôi (Ninh Hoà, Khánh Hoà) trở về thì bị một số cán bộ Công an thị xã Ninh Hoà ập vào nhà làm việc. \n\nĐến 15 giờ cùng ngày, em dâu tôi là Huỳnh Thị Nhung (1973, ngụ Dục Mỹ, Ninh Xiêm, Ninh Hoà, Khánh Hoà) bị đưa về trụ sở công an thị xã lấy lời khai về việc kinh doanh nhà trọ có dấu hiệu vi phạm pháp luật. \n\n8 giờ sáng hôm nay, 14-10, em họ tôi nhận được điện thoại từ chủ tịch xã Ninh Xiêm thông báo Nhung đã chết tại cơ quan điều tra Công an thị xã Ninh Hoà, hiện đang khám nghiệm tử thi.\n\nKhi gia đình em tôi có mặt tại trụ sở Công an thị xã thì một vài vị công an mặt thường phục lạnh lùng thông báo em dâu tôi đã tự sát vào lúc 22 giờ. Trong lúc đang lấy lời khai, Nhung đã chụp chiếc kéo để sẵn trên bàn và tự đâm nhiều nhát vào ngực, cổ... \n\nChinh, chồng Nhung, kể khi có mặt làm thủ tục kết thúc công tác khám nghiệm tử thi, một vài vị công an “khuyên” nên ký vào biên bản và sớm đưa xác về lo hậu sự, họ sẽ tha tội cho...\n\nThêm một cái chết đầy... kịch tính xảy ra tại trụ sở công an như biết bao vụ việc đã từng xảy ra trên khắp đất nước này. Và lần này là Nhung, em tôi, người đàn bà quê lam lũ, ít học, hiền lành và là mẹ của 2 đứa con...\n\nMong em yên nghỉ !\nAnh hứa sẽ làm những gì có thể để linh hồn em được nhẹ nhàng...\n\nHoàng Khương./.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:898168915580473344/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895852966378561536", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "Bài dịch rất dài nhưng hay, nên đọc!<br /><br />MỸ ĐÃ NHẬN RA VÀ TẤN CÔNG TÀU CỘNG TOÀN DIỆN <br />Dưới đây là phần trích bài diễn văn của PTT Mỹ Mike Pence đọc tại Hudson Institute ngày 5/10/2018<br /><br />“...Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Tr Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc đón tiếp ông nồng hậu.<br />Hơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.<br />Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta.<br />Dưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu.<br />Trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó.<br />Như Tổng thống đã nói năm ngoái trong chuyến thăm của ông đến Trung Quốc, “chúng ta có cơ hội tăng cường mối quan hệ giữa hai đất nước chúng ta và cải thiện cuộc sống của công dân hai nước chúng ta”. Tầm nhìn tương lai của chúng ta được vun bồi trên những thời kỳ tốt đẹp nhất giữa hai nước trong quá khứ, khi Mỹ và Trung Quốc liên lạc với nhau trên tinh thần cởi mở và hữu nghị…<br />Khi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú…<br />Khi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ…<br />Khi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc…<br />Khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến.<br />Nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do.<br />Ngay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới.<br />Các chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức - không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn.<br />Giấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật.<br />Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ.<br />Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, \"chúng ta đã tái thiết Trung Quốc\" trong 25 năm qua.<br />Bây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ - nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta - bằng mọi phương tiện cần thiết.<br />Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.<br />Và bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn…<br />Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình.<br />Bắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông \"không có ý định quân sự hóa Biển Đông\", ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo.<br />Sự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui.<br />Mỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển. Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức.<br />Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi - thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, \"Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc\" cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ \"cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước\".<br />Và khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc…<br />Tháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng. Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ.<br />Và ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo.<br />Nhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”.<br />Trung Quốc sử dụng cái gọi là \"ngoại giao bẫy nợ\" để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh.<br />Chỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa - vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc.<br />Trong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc…<br />Và kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan - và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc.<br />Đây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc - và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc. Nhưng thời đó đã qua.<br />Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ… Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan - 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường.<br />Chúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta.<br />Và theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại.<br />Hành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh.<br />Như Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. Trong thực tế, chúng ta muốn họ phát triển mạnh. Nhưng Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh theo đuổi các chính sách thương mại tự do, công bằng và có đi có lại.<br />Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó - cho đến nay. Người dân Mỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta.<br />Hôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc - một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật.<br />Như tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ.<br />Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.<br />Tệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020…<br />Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác.<br />Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”.<br />Cộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”.<br />Vào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải \"tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau\" tại Hoa Kỳ.<br />Để phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này.<br />Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta.<br />Và khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta.<br />Và Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử - người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa.<br />May mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ - một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ.<br />Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ. Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói - và có thể là quyền phủ quyết - trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư.<br />Chính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một \"tỉnh của Trung Quốc\" trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng.<br />Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim \"World War Z\" đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. \"Red Dawn\" đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc.<br />Ngoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác.<br />Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ - và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, \"Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính\".<br />Đó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài.<br />Đảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc.<br />Nhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện.<br />Chỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản.<br />Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là \"không khí trong lành của tự do ngôn luận\" ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc - một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này - đột nhiên bị tắc tị.<br />Trung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh.<br />Và ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay.<br />Những hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.<br />Chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ.<br />Khi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương.<br />Khi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta.<br />Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ…<br />Và để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực - từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị.<br />Chúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản.<br />Và chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới.<br />Và vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở - và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.<br />Để bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS - Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ - nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh.<br />Và khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định - và trên thực tế, họ đã như thế…<br />Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…<br />Có thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc…<br />Có thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao - và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này.<br />Có thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ.<br />Và trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết.<br />Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm.<br />Như Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: \"Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch\".<br />Như Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn.<br />Nhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông \"chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng\". Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền.<br />Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch). Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin…<br />Niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, và mối quan hệ mà ông đã thiết lập với chủ tịch Trung Quốc...<br />Niềm tin vào tình hữu nghị bền vững giữa người Mỹ và người Trung Quốc…<br />Niềm tin rằng trời nhìn thấy tương lai - và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng đi tới tương lai đó.<br />Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Và Chúa phù hộ nước Mỹ!<br />Việt dịch: Duan Dang", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895852966378561536", "published": "2018-10-08T01:59:51+00:00", "source": { "content": "Bài dịch rất dài nhưng hay, nên đọc!\n\nMỸ ĐÃ NHẬN RA VÀ TẤN CÔNG TÀU CỘNG TOÀN DIỆN \nDưới đây là phần trích bài diễn văn của PTT Mỹ Mike Pence đọc tại Hudson Institute ngày 5/10/2018\n\n“...Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Tr Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc đón tiếp ông nồng hậu.\nHơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.\nNhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta.\nDưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu.\nTrong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó.\nNhư Tổng thống đã nói năm ngoái trong chuyến thăm của ông đến Trung Quốc, “chúng ta có cơ hội tăng cường mối quan hệ giữa hai đất nước chúng ta và cải thiện cuộc sống của công dân hai nước chúng ta”. Tầm nhìn tương lai của chúng ta được vun bồi trên những thời kỳ tốt đẹp nhất giữa hai nước trong quá khứ, khi Mỹ và Trung Quốc liên lạc với nhau trên tinh thần cởi mở và hữu nghị…\nKhi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú…\nKhi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ…\nKhi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc…\nKhi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến.\nNhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do.\nNgay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới.\nCác chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức - không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn.\nGiấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật.\nTrong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ.\nHành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, \"chúng ta đã tái thiết Trung Quốc\" trong 25 năm qua.\nBây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ - nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta - bằng mọi phương tiện cần thiết.\nBắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.\nVà bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn…\nChi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình.\nBắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông \"không có ý định quân sự hóa Biển Đông\", ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo.\nSự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui.\nMỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển. Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức.\nNgày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi - thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, \"Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc\" cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ \"cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước\".\nVà khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc…\nTháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng. Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ.\nVà ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo.\nNhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”.\nTrung Quốc sử dụng cái gọi là \"ngoại giao bẫy nợ\" để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh.\nChỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa - vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc.\nTrong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc…\nVà kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan - và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc.\nĐây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc - và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc. Nhưng thời đó đã qua.\nDưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ… Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan - 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường.\nChúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta.\nVà theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại.\nHành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh.\nNhư Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. Trong thực tế, chúng ta muốn họ phát triển mạnh. Nhưng Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh theo đuổi các chính sách thương mại tự do, công bằng và có đi có lại.\nĐáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó - cho đến nay. Người dân Mỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta.\nHôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc - một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật.\nNhư tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ.\nĐảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.\nTệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020…\nNói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác.\nTrung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”.\nCộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”.\nVào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải \"tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau\" tại Hoa Kỳ.\nĐể phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này.\nCác quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta.\nVà khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta.\nVà Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử - người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa.\nMay mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ - một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ.\nNhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ. Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói - và có thể là quyền phủ quyết - trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư.\nChính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một \"tỉnh của Trung Quốc\" trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng.\nBắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim \"World War Z\" đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. \"Red Dawn\" đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc.\nNgoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác.\nĐài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ - và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, \"Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính\".\nĐó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài.\nĐảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc.\nNhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện.\nChỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản.\nTại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là \"không khí trong lành của tự do ngôn luận\" ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc - một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này - đột nhiên bị tắc tị.\nTrung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh.\nVà ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay.\nNhững hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.\nChính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ.\nKhi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương.\nKhi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta.\nChúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ…\nVà để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực - từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị.\nChúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản.\nVà chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới.\nVà vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở - và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.\nĐể bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS - Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ - nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh.\nVà khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định - và trên thực tế, họ đã như thế…\nKhi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…\nCó thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc…\nCó thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao - và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này.\nCó thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ.\nVà trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết.\nVà dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm.\nNhư Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: \"Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch\".\nNhư Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn.\nNhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông \"chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng\". Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền.\nCó một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch). Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin…\nNiềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, và mối quan hệ mà ông đã thiết lập với chủ tịch Trung Quốc...\nNiềm tin vào tình hữu nghị bền vững giữa người Mỹ và người Trung Quốc…\nNiềm tin rằng trời nhìn thấy tương lai - và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng đi tới tương lai đó.\nCảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Và Chúa phù hộ nước Mỹ!\nViệt dịch: Duan Dang", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895852966378561536/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895837018732978176", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "Tran Hung.<br /><br /><br />TRUNG - NGA THẤM ĐÒN, ỦN SẼ VỌT MAU, TRỌNG LÚ ÓC TRÂU, SỚM CHẦU DIÊM CHÚA<br /><br />Thói đời vốn dĩ rất công bằng, hễ cứ người này vui thì kẻ khác lại buồn. Nhưng dù sao cũng xin thành thật chia buồn cùng với các \"bút nô, bưng bô, cuồng cộng\" ở cố quốc thân yêu. <br /><br />Trong lúc Donald Trump hoan hỷ nối tiếp hoan hỷ khi hạ màn Hiệp định thương mại Mỹ - Mễ - Gia Nã Đại, thay NAFTA 24 năm tuổi bằng búp măng non USMCA. Rồi Trump quay lại hoàn thành tốt vai trò \"tề gia - trị quốc\" bằng kỳ tích đưa tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ xuống mức 3.7%, một con số thấp nhất kể từ năm 1969. Rồi hôm nay kích nổ bom hạch tâm thương hiệu Kavanaugh mà ông ca ngợi trước cuộc mít tin tại Kansas rằng \"Kavanaugh đã hạ gục Đảng Dân chủ\",... <br /><br />Song song với việc \"tề gia - trị quốc\", Trump cũng không quên nhiệm vụ \"bình thiên hạ\" khi cử phu nhân Melania Trump thay mặt ông để sang lục địa đen \"thâu phục nhơn tâm\" để cạnh tranh với đối thủ Tập Cận Bình. Đặc biệt Trump cũng không quên dằng mặt Putin tại Trung cận Đông khi đã ra lệnh \" tiêm kích tàng hình F-35 sẽ bay 'rợp trời' Syria, S-300 của Nga hãy chờ đấy\" bằng việc cung cấp thêm cho Israel một lô tiêm kích tàng hình F-35 nữa và thông báo đến Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) rằng, phi đội máy bay F-35 đầu tiên của Mỹ sẽ sớm được triển khai đến căn cứ không quân Al Dhafra gần Thủ đô Abu Dhabi của UAE. Trước đó Mỹ cũng chuyển giao cho chị Thái Anh Văn xứ Đài gói hàng nóng mở màn 330 triệu Mỹ kim và cho tuần dương hạm, máy bay ném bom B - 52 quần thảo Biển Đông với tuyên bố sắc lạnh của ông phó tổng thống \"mặt lạnh như tiền\" Mike Pence trước việc tàu chiến Trung cộng quấy nhiễu tàu chiến Mỹ tại Biển Đông rằng \"Bất chấp sự quấy nhiễu đầy khinh suất này, tàu và máy bay hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và lợi ích quốc gia của chúng tôi yêu cầu. Chúng tôi sẽ không sợ bị dọa dẫm. Chúng tôi sẽ không rút lui\".<br /><br />Chưa hết đâu, dưới đây mới là tin dữ, Trọng lú và lũ Hán nô mà nghe được thì sẽ run như thằn lằn đứt đuôi là cái chắc. Tin dữ này không phải chiến tranh bom đạn mà là cuộc chiến không khói súng với sở trường của sư phụ Donald Trump đó là chiến tranh mậu dịch và lịnh trừng phạt thể hiện uy quyền của nước Mỹ, một thứ quyền uy mà chỉ có Mỹ sở hữu trong khi Trung cộng, Nga nô và các nước khác chỉ đưa mặt chịu trận. <br /><br />Sau những loạt áp thuế lên hàng hóa của Trung cộng, mùa Đông năm nay Đại lục sẽ thấu xương không do băng giá mà do \"tiền khô cháy túi có ai hiểu không\". Thực vậy, trước đòn đánh thuế của Trump, đòn chốt chặn từ xa là Hiệp định USMCA, đòn cắt nguồn cung dầu ở Iran, Venezuela, FED tăng lãi suất và trước khi khai hỏa chiến tranh thương mại là việc \"tề gia\" bằng sắc thuế ưu đãi Trump đã ký năm 2017 đã làm cho nền kinh tế của Trung cộng thối rửa như bị hoại tử của bịnh nhân bị đái tháo đường type 2.<br /><br />Bằng chứng là ngân hàng trung ương Trung cộng đã cho phép các ngân hàng thương mại trong nước cắt giảm mức dự trữ bắt buộc để lấy ra 1,2 ngàn tỷ NDT, tương đương 175 tỷ USD để trả nợ cho ngân hàng trung ương 65 tỷ USD và bơm vào thị trường nội địa bằng hình thức cho vay là 110 tỷ USD. Trong khi đó do kinh tế Mỹ tăng trưởng ngoạn mục và dự báo ổn định nên Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED lại tăng lãi suất để hạn chế vay tiêu dụng, kích thích dân Mỹ tăng gửi tiền tiết kiệm ở nhà băng để lấy lãi. Hai bức tranh trong một cuộc chiến đối ngược nhau, ai mạnh ai yếu đã thấy rõ. <br /><br />Cắt giảm dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng của Trung cộng nhằm mục đích \"cung tiền\", tức bơm thêm tiền ra thị trường. Điều này là chỉ dấu của lạm phát vì lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian do sự mất giá trị của đồng tiền tệ. Rõ ràng đồng NDT đã mất giá liên tục đẩy Trung cộng rơi vào lạm phát cùng với việc trì trệ của nền kinh tế và cục nợ vay nước ngoài ngày càng phình to do đồng USD mạnh lên đã góp phần làm gia tăng lạm phát của Trung cộng. Nhưng tác động chính lên nền kinh tế của Trung cộng vẫn là do sức ép của Mỹ. Việc Trump giảm thuế ở Mỹ và áp thuế lên hàng hóa Trung cộng là đòn song phi đạp nát nền kinh tế của Trung cộng. <br /> <br />Theo Bộ Thương mại Trung cộng - MOC thì 11 tháng của năm 2017 đã có tổng cộng 30.815 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới tại Trung cộng với số vốn FDI đạt khoảng 126 tỷ USD, trong đó có 4.535 dự án đầu tư từ Mỹ. Khi Trump ban bố chính sách ưu đãi thuế quan cũng như áp thuế lên hàng hóa của Trung cộng thì chắc chắn các nhà đầu tư FDI sẽ rút khỏi Trung cộng để tránh vạ lây và sẽ dồn về Mỹ và các nước có quan hệ mậu dịch bình đẳng với Mỹ, dẫn đến dân Trung cộng sẽ thất nghiệp tràn lan nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xuống thấp kỷ lục là tất yếu. <br /><br />Với Nga thì lịnh trừng phạt của Mỹ cũng đang hoành hành nền kinh tế Nga mặc dù Putin vẫn lên giây cót tinh thần theo kiểu \"tau có chi mô\". Thực tế Nga đã thấm đòn trừng phạt của Mỹ mà Phó Thủ tướng Nga Siluanov vừa tiết lộ \"gót chân Achilles\" sẽ khiến Nga đau đớn nếu lãnh thêm đòn trừng phạt của Mỹ. Trang TASS đưa tin, trong cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 5/10/2018 trên đài truyền hình Rossiya-24, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã thừa nhận rằng đòn trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga sẽ gây thiệt hại thực sự đối với nền kinh tế nước này. Ông Siluanov cho biết, nếu như Mỹ áp đặt vòng trừng phạt mới, thì \"các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không dám tham gia vào thị trường tài chính của Nga nữa\". Thực tế, \"thành phần đầu tư nước ngoài tại Nga cũng đã giảm đi trông thấy. Và cũng như Trung cộng, Việt cộng, gót chân Archilles của Nga đó là \" cục nợ công\" của nước này ngày một phình to. <br /><br />Cuối cùng, khi Trung cộng và Nga đang bị Trump dập cho nhừ xương, tên què chân, tên què tay thì dù hai tên này có liên thủ theo cách thằng \"lành chân - què tay\" cõng thằng \"lành tay - què chân\" thì cũng như \"ốc mang mình sên\", khi kiệt sức mới hay. Thấy rõ điều này Kim Jong Un ngu gì không \"hợp Hàn - theo Trump\" vì bản thân hai bà đỡ truyền thống Trung - Nga thân tàng ma dại đến nơi rồi thì \"còn trông mong chi nữa\". Chỉ tội cho Nguyễn Phú Trọng biết theo Tập là ăn cháo lú mà vẫn cố theo để rồi sẽ phải chết trong tủi nhục và phỉ nhổ của ngàn sau bởi chỉ có lú lẫn mới đâm đầu đi phò suy bỏ thịnh. Đúng là Lù Trọng Thắng quả không oan. /.<br />Tran Hung.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895837018732978176", "published": "2018-10-08T00:56:29+00:00", "source": { "content": "Tran Hung.\n\n\nTRUNG - NGA THẤM ĐÒN, ỦN SẼ VỌT MAU, TRỌNG LÚ ÓC TRÂU, SỚM CHẦU DIÊM CHÚA\n\nThói đời vốn dĩ rất công bằng, hễ cứ người này vui thì kẻ khác lại buồn. Nhưng dù sao cũng xin thành thật chia buồn cùng với các \"bút nô, bưng bô, cuồng cộng\" ở cố quốc thân yêu. \n\nTrong lúc Donald Trump hoan hỷ nối tiếp hoan hỷ khi hạ màn Hiệp định thương mại Mỹ - Mễ - Gia Nã Đại, thay NAFTA 24 năm tuổi bằng búp măng non USMCA. Rồi Trump quay lại hoàn thành tốt vai trò \"tề gia - trị quốc\" bằng kỳ tích đưa tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ xuống mức 3.7%, một con số thấp nhất kể từ năm 1969. Rồi hôm nay kích nổ bom hạch tâm thương hiệu Kavanaugh mà ông ca ngợi trước cuộc mít tin tại Kansas rằng \"Kavanaugh đã hạ gục Đảng Dân chủ\",... \n\nSong song với việc \"tề gia - trị quốc\", Trump cũng không quên nhiệm vụ \"bình thiên hạ\" khi cử phu nhân Melania Trump thay mặt ông để sang lục địa đen \"thâu phục nhơn tâm\" để cạnh tranh với đối thủ Tập Cận Bình. Đặc biệt Trump cũng không quên dằng mặt Putin tại Trung cận Đông khi đã ra lệnh \" tiêm kích tàng hình F-35 sẽ bay 'rợp trời' Syria, S-300 của Nga hãy chờ đấy\" bằng việc cung cấp thêm cho Israel một lô tiêm kích tàng hình F-35 nữa và thông báo đến Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) rằng, phi đội máy bay F-35 đầu tiên của Mỹ sẽ sớm được triển khai đến căn cứ không quân Al Dhafra gần Thủ đô Abu Dhabi của UAE. Trước đó Mỹ cũng chuyển giao cho chị Thái Anh Văn xứ Đài gói hàng nóng mở màn 330 triệu Mỹ kim và cho tuần dương hạm, máy bay ném bom B - 52 quần thảo Biển Đông với tuyên bố sắc lạnh của ông phó tổng thống \"mặt lạnh như tiền\" Mike Pence trước việc tàu chiến Trung cộng quấy nhiễu tàu chiến Mỹ tại Biển Đông rằng \"Bất chấp sự quấy nhiễu đầy khinh suất này, tàu và máy bay hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và lợi ích quốc gia của chúng tôi yêu cầu. Chúng tôi sẽ không sợ bị dọa dẫm. Chúng tôi sẽ không rút lui\".\n\nChưa hết đâu, dưới đây mới là tin dữ, Trọng lú và lũ Hán nô mà nghe được thì sẽ run như thằn lằn đứt đuôi là cái chắc. Tin dữ này không phải chiến tranh bom đạn mà là cuộc chiến không khói súng với sở trường của sư phụ Donald Trump đó là chiến tranh mậu dịch và lịnh trừng phạt thể hiện uy quyền của nước Mỹ, một thứ quyền uy mà chỉ có Mỹ sở hữu trong khi Trung cộng, Nga nô và các nước khác chỉ đưa mặt chịu trận. \n\nSau những loạt áp thuế lên hàng hóa của Trung cộng, mùa Đông năm nay Đại lục sẽ thấu xương không do băng giá mà do \"tiền khô cháy túi có ai hiểu không\". Thực vậy, trước đòn đánh thuế của Trump, đòn chốt chặn từ xa là Hiệp định USMCA, đòn cắt nguồn cung dầu ở Iran, Venezuela, FED tăng lãi suất và trước khi khai hỏa chiến tranh thương mại là việc \"tề gia\" bằng sắc thuế ưu đãi Trump đã ký năm 2017 đã làm cho nền kinh tế của Trung cộng thối rửa như bị hoại tử của bịnh nhân bị đái tháo đường type 2.\n\nBằng chứng là ngân hàng trung ương Trung cộng đã cho phép các ngân hàng thương mại trong nước cắt giảm mức dự trữ bắt buộc để lấy ra 1,2 ngàn tỷ NDT, tương đương 175 tỷ USD để trả nợ cho ngân hàng trung ương 65 tỷ USD và bơm vào thị trường nội địa bằng hình thức cho vay là 110 tỷ USD. Trong khi đó do kinh tế Mỹ tăng trưởng ngoạn mục và dự báo ổn định nên Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED lại tăng lãi suất để hạn chế vay tiêu dụng, kích thích dân Mỹ tăng gửi tiền tiết kiệm ở nhà băng để lấy lãi. Hai bức tranh trong một cuộc chiến đối ngược nhau, ai mạnh ai yếu đã thấy rõ. \n\nCắt giảm dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng của Trung cộng nhằm mục đích \"cung tiền\", tức bơm thêm tiền ra thị trường. Điều này là chỉ dấu của lạm phát vì lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian do sự mất giá trị của đồng tiền tệ. Rõ ràng đồng NDT đã mất giá liên tục đẩy Trung cộng rơi vào lạm phát cùng với việc trì trệ của nền kinh tế và cục nợ vay nước ngoài ngày càng phình to do đồng USD mạnh lên đã góp phần làm gia tăng lạm phát của Trung cộng. Nhưng tác động chính lên nền kinh tế của Trung cộng vẫn là do sức ép của Mỹ. Việc Trump giảm thuế ở Mỹ và áp thuế lên hàng hóa Trung cộng là đòn song phi đạp nát nền kinh tế của Trung cộng. \n \nTheo Bộ Thương mại Trung cộng - MOC thì 11 tháng của năm 2017 đã có tổng cộng 30.815 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới tại Trung cộng với số vốn FDI đạt khoảng 126 tỷ USD, trong đó có 4.535 dự án đầu tư từ Mỹ. Khi Trump ban bố chính sách ưu đãi thuế quan cũng như áp thuế lên hàng hóa của Trung cộng thì chắc chắn các nhà đầu tư FDI sẽ rút khỏi Trung cộng để tránh vạ lây và sẽ dồn về Mỹ và các nước có quan hệ mậu dịch bình đẳng với Mỹ, dẫn đến dân Trung cộng sẽ thất nghiệp tràn lan nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xuống thấp kỷ lục là tất yếu. \n\nVới Nga thì lịnh trừng phạt của Mỹ cũng đang hoành hành nền kinh tế Nga mặc dù Putin vẫn lên giây cót tinh thần theo kiểu \"tau có chi mô\". Thực tế Nga đã thấm đòn trừng phạt của Mỹ mà Phó Thủ tướng Nga Siluanov vừa tiết lộ \"gót chân Achilles\" sẽ khiến Nga đau đớn nếu lãnh thêm đòn trừng phạt của Mỹ. Trang TASS đưa tin, trong cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 5/10/2018 trên đài truyền hình Rossiya-24, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã thừa nhận rằng đòn trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga sẽ gây thiệt hại thực sự đối với nền kinh tế nước này. Ông Siluanov cho biết, nếu như Mỹ áp đặt vòng trừng phạt mới, thì \"các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không dám tham gia vào thị trường tài chính của Nga nữa\". Thực tế, \"thành phần đầu tư nước ngoài tại Nga cũng đã giảm đi trông thấy. Và cũng như Trung cộng, Việt cộng, gót chân Archilles của Nga đó là \" cục nợ công\" của nước này ngày một phình to. \n\nCuối cùng, khi Trung cộng và Nga đang bị Trump dập cho nhừ xương, tên què chân, tên què tay thì dù hai tên này có liên thủ theo cách thằng \"lành chân - què tay\" cõng thằng \"lành tay - què chân\" thì cũng như \"ốc mang mình sên\", khi kiệt sức mới hay. Thấy rõ điều này Kim Jong Un ngu gì không \"hợp Hàn - theo Trump\" vì bản thân hai bà đỡ truyền thống Trung - Nga thân tàng ma dại đến nơi rồi thì \"còn trông mong chi nữa\". Chỉ tội cho Nguyễn Phú Trọng biết theo Tập là ăn cháo lú mà vẫn cố theo để rồi sẽ phải chết trong tủi nhục và phỉ nhổ của ngàn sau bởi chỉ có lú lẫn mới đâm đầu đi phò suy bỏ thịnh. Đúng là Lù Trọng Thắng quả không oan. /.\nTran Hung.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895837018732978176/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895836522850213888", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "Tran Hung.<br /><br /><br />BOM HẠCH TÂM \"KAVANAUGH\" ĐÃ THỔI BAY RÈM HỒNG BẤY LÂU CHE ĐẬY HÝ TRƯỜNG NƯỚC MỸ<br /><br />Nhiều người cho rằng sao cứ lo chuyện nước Mỹ, bộ RH lắm hay sao bởi nó có dính dáng gì tới xứ sở \"thiên đàng xả nghĩa\" đâu ? <br /><br />Đúng vậy, nếu xét trên phương diện địa lý thì chuyện ở bên kia nửa vòng trái đất sẽ không dính dấp gì đến bên đây bờ đại dương. Tuy nhiên về phương diện chính trị xã hội thì sự kiện Kavanaugh là một quả bom hạch tâm công phá không riêng gì với đảng Dân chủ Mỹ mà còn mang dư chấn đến tận Bắc Kinh và Ba Đình. Sự kiện Kavanaugh không đơn thuần chỉ vì sự tranh giành, kiểm soát quyền lực của lưỡng đảng tại Tối cao pháp viện mà nó còn là sự chấm dứt của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa tại quốc gia được ví là trung tâm của địa cầu. <br /><br />Lần theo lịch sử chúng ta thấy rằng, kể từ thập niên 1890, Đảng Dân chủ thoát ly \"tự do cổ điển\" để ủng hộ lập trường \"tự do xã hội\". Hậu thuẫn cho Đảng Dân chủ gồm có thành phần trung lưu học vấn cao chủ trương cấp tiến, tầng lớp công nhân có khuynh hướng xã hội bảo thủ. Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền.<br /><br />Đến thời kỳ Bill Clinton làm tổng thống, quyết sách kinh tế của Đảng Dân chủ thực hiện bởi chính phủ Clinton được mệnh danh \"Lập trường Trung dung - Third Way\". Chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội. <br /><br />Quan điểm \"Lập trường Trung dung - Third Way\" trong quyết sách kinh tế của Bill Clinton được tổng thống Obama vận dụng triệt để bằng đạo luật Obamacare, đánh thuế cao vào người có thu nhập cao để \"ủy lạo\" cho người có thu nhập thấp, lười lao động, trong chờ vào quỹ hộ trợ thất nghiệp. Điều này đồng nghĩa với học thuyết lỗi thời, sai quy luật của Mark - Ăng gen và hoàn toàn trái ngược với tính ưu việc của chủ nghĩa tư bản là muốn tiến nhanh với tốc độ xuyên phá thì hình thái xã hội phải mang dáng hình của mũi tên chứ không phải tòe loe như đầu chày. <br /><br />Với ý thức hệ của Đảng Dân chủ dưới trào Bill Clinton và phát triển mạnh mẽ ở hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama đã đưa nước Mỹ trở thành một nước lý tưởng cho những kẻ mang tư tưởng cơ hội, ỷ lại và với chủ trương \"bình quân chủ nghĩa - cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo\" thông qua sắc thuế đánh mạnh vào giới giàu có, thu nhập cao đã làm cho làn sóng đầu tư ra bên ngoài nước Mỹ dâng cao. Hay nói cách khác Bill Clinton và Obama đã mang ý thức hệ song trùng là \"chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội\". Điều này đã được kiểm chứng qua cuộc khảo sát của Viện thăm dò dư luận - Gallup vào tháng 8/2018. Tại cuộc khảo sát này đã cho thấy 57% số người theo đảng Dân chủ thích chủ nghĩa xã hội. Các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập đảng Dân chủ tạo thành cánh tả của đảng này.<br /><br />Về quyết sách ngoại giao, Bill Clinton và Obama luôn đeo đuổi chính sách \"ngoại giao khẩn khoản\", xem tiền đồn của chủ nghĩa xã hội còn sót lại là Trung cộng như một mối quan hệ \"phụ thuộc tuyến tính\", tức cho rằng Mỹ muốn phát triển sẽ cần có một Trung cộng phát triển. Quan điểm này đích thân Obama đã bộc bạch vào năm 2016 rằng:<br /><br />- Chúng ta (Hoa Kỳ) phải lo sợ hơn nếu Trung Quốc đang bị suy yếu.<br /><br />- Nếu Trung cộng thất bại, nếu họ không thể duy trì một quỹ đạo phù hợp với dân số của họ, sau đó chúng ta không chỉ thấy nguy cơ xung đột với Trung cộng, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những thách thức sắp xảy ra. <br /><br />Như vậy, xét về ý thức hệ, về quan điểm chính trị và tư duy chiến lược thì Đảng dân chủ đại diện là Bill Clinton và Obama đang di chuyển trên đường thẳng \"tiệm cận\" với đường thẳng chủ nghĩa xã hội mà đại diện là Trung cộng. <br /><br />Dưới trào Bill Clinton, một chính sách \"thân thiện - dễ dãi\" với các quốc gia cộng sản đã được thực thi, việt bình thường hóa quan hệ cũng như chính sách tiếp đón \"tù nhân lương tâm\", du học sinh, Viện Khổng tử,... đã phát triển như nấm sau mưa mà không cần kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ. Hàng loạt những tên gián điệp được dễ dàng du nhập vào nước Mỹ trong cái vỏ bọc học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tù nhân \"chính trị\", nhà truyền giảng văn hóa,... <br /><br />Sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi ngay tại đất nước Việt Nam không khó tìm ra hàng tá tiến sỹ được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ như Harvard chẳng hạn, để rồi về nước cầm cái bằng thạc sỹ, tiến sỹ ngoại trên tay để \"nói như rồng leo, làm như mèo mửa\". Tại sao vậy ? Tại vì giá trị liên thành của Harvard đã bị \"nhuốm mùi phú quý, nhuộm bả vinh hoa\" vì mục đích đào tạo nhân bản vốn là hồn cốt của nó đã bị bóp méo bởi bàn tay lông của những kẻ đầu cơ chính trị trong đảng Dân chủ để giúp cho khối cộng sản tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong công cuộc \"xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa\" làm khung cốt cho kiến trúc thượng tầng xã hội để \"lòe bịp\" cơ sở hạ tầng xã hội. <br /><br />Bằng chứng ư ? Đó là sự \"xớn xác - hồ đồ\" của Đại học Luật Havard chỉ mới nghe lời vu khống của bà Ford mà đã yêu cầu ông Thẩm phán Brett Kavanaugh phải ngưng dạy trong mùa đông năm nay vì theo vị giáo sư thỉnh giảng Jessica Lynn Corsi cùng với 800 sinh viên tương lai sẽ trở thành \"Chánh án của Tối Cao Pháp Viện, học giả về luật, các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ\" đã đồng tâm lên án ông thầy thỉnh giảng Kavanaugh rằng \"đây không phải là kiểu giảng viên chúng tôi muốn có\" trong khi họ chỉ mới nghe vu khống một chiều. <br /><br />Tóm lại, sau quả bom hạch tâm Kavanaugh, sức công phá cũng như dư chấn của nó sẽ làm phát lộ ra đâu là những kẻ đích thực muốn phá tan sự \"vĩ đại\" của nước Mỹ, đâu là những kẻ thò tay sâu vào nội bộ nước Mỹ để khuynh đảo chính trường, can thiệp bầu cử, cản trở, đánh phá tâm huyết \"Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại\" của tổng thống Donald Trump. Những kẻ đó không ai khác chính là Trung cộng, Việt cộng, Hàn cộng,... chính chúng nó đã rải gián điệp khắp nước Mỹ, cấy chip vào các hãng công nghệ lớn của Mỹ để ăn cắp thông tin kinh tế, an ninh, chính trị,... và đặc biệt can thiệp vào bầu cử của nước Mỹ dưới sự bảo trợ, tiếp tay của những phần tử cực đoan trong Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa. Chắc chắn Trump cùng với mưu thần và nhân dân chính nghĩa của nước Mỹ sẽ \"quét sạch chúng\" ra khỏi nước Mỹ để \"làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại\"./.<br />Tran Hung.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895836522850213888", "published": "2018-10-08T00:54:30+00:00", "source": { "content": "Tran Hung.\n\n\nBOM HẠCH TÂM \"KAVANAUGH\" ĐÃ THỔI BAY RÈM HỒNG BẤY LÂU CHE ĐẬY HÝ TRƯỜNG NƯỚC MỸ\n\nNhiều người cho rằng sao cứ lo chuyện nước Mỹ, bộ RH lắm hay sao bởi nó có dính dáng gì tới xứ sở \"thiên đàng xả nghĩa\" đâu ? \n\nĐúng vậy, nếu xét trên phương diện địa lý thì chuyện ở bên kia nửa vòng trái đất sẽ không dính dấp gì đến bên đây bờ đại dương. Tuy nhiên về phương diện chính trị xã hội thì sự kiện Kavanaugh là một quả bom hạch tâm công phá không riêng gì với đảng Dân chủ Mỹ mà còn mang dư chấn đến tận Bắc Kinh và Ba Đình. Sự kiện Kavanaugh không đơn thuần chỉ vì sự tranh giành, kiểm soát quyền lực của lưỡng đảng tại Tối cao pháp viện mà nó còn là sự chấm dứt của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa tại quốc gia được ví là trung tâm của địa cầu. \n\nLần theo lịch sử chúng ta thấy rằng, kể từ thập niên 1890, Đảng Dân chủ thoát ly \"tự do cổ điển\" để ủng hộ lập trường \"tự do xã hội\". Hậu thuẫn cho Đảng Dân chủ gồm có thành phần trung lưu học vấn cao chủ trương cấp tiến, tầng lớp công nhân có khuynh hướng xã hội bảo thủ. Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền.\n\nĐến thời kỳ Bill Clinton làm tổng thống, quyết sách kinh tế của Đảng Dân chủ thực hiện bởi chính phủ Clinton được mệnh danh \"Lập trường Trung dung - Third Way\". Chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội. \n\nQuan điểm \"Lập trường Trung dung - Third Way\" trong quyết sách kinh tế của Bill Clinton được tổng thống Obama vận dụng triệt để bằng đạo luật Obamacare, đánh thuế cao vào người có thu nhập cao để \"ủy lạo\" cho người có thu nhập thấp, lười lao động, trong chờ vào quỹ hộ trợ thất nghiệp. Điều này đồng nghĩa với học thuyết lỗi thời, sai quy luật của Mark - Ăng gen và hoàn toàn trái ngược với tính ưu việc của chủ nghĩa tư bản là muốn tiến nhanh với tốc độ xuyên phá thì hình thái xã hội phải mang dáng hình của mũi tên chứ không phải tòe loe như đầu chày. \n\nVới ý thức hệ của Đảng Dân chủ dưới trào Bill Clinton và phát triển mạnh mẽ ở hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama đã đưa nước Mỹ trở thành một nước lý tưởng cho những kẻ mang tư tưởng cơ hội, ỷ lại và với chủ trương \"bình quân chủ nghĩa - cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo\" thông qua sắc thuế đánh mạnh vào giới giàu có, thu nhập cao đã làm cho làn sóng đầu tư ra bên ngoài nước Mỹ dâng cao. Hay nói cách khác Bill Clinton và Obama đã mang ý thức hệ song trùng là \"chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội\". Điều này đã được kiểm chứng qua cuộc khảo sát của Viện thăm dò dư luận - Gallup vào tháng 8/2018. Tại cuộc khảo sát này đã cho thấy 57% số người theo đảng Dân chủ thích chủ nghĩa xã hội. Các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập đảng Dân chủ tạo thành cánh tả của đảng này.\n\nVề quyết sách ngoại giao, Bill Clinton và Obama luôn đeo đuổi chính sách \"ngoại giao khẩn khoản\", xem tiền đồn của chủ nghĩa xã hội còn sót lại là Trung cộng như một mối quan hệ \"phụ thuộc tuyến tính\", tức cho rằng Mỹ muốn phát triển sẽ cần có một Trung cộng phát triển. Quan điểm này đích thân Obama đã bộc bạch vào năm 2016 rằng:\n\n- Chúng ta (Hoa Kỳ) phải lo sợ hơn nếu Trung Quốc đang bị suy yếu.\n\n- Nếu Trung cộng thất bại, nếu họ không thể duy trì một quỹ đạo phù hợp với dân số của họ, sau đó chúng ta không chỉ thấy nguy cơ xung đột với Trung cộng, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những thách thức sắp xảy ra. \n\nNhư vậy, xét về ý thức hệ, về quan điểm chính trị và tư duy chiến lược thì Đảng dân chủ đại diện là Bill Clinton và Obama đang di chuyển trên đường thẳng \"tiệm cận\" với đường thẳng chủ nghĩa xã hội mà đại diện là Trung cộng. \n\nDưới trào Bill Clinton, một chính sách \"thân thiện - dễ dãi\" với các quốc gia cộng sản đã được thực thi, việt bình thường hóa quan hệ cũng như chính sách tiếp đón \"tù nhân lương tâm\", du học sinh, Viện Khổng tử,... đã phát triển như nấm sau mưa mà không cần kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ. Hàng loạt những tên gián điệp được dễ dàng du nhập vào nước Mỹ trong cái vỏ bọc học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tù nhân \"chính trị\", nhà truyền giảng văn hóa,... \n\nSẽ chẳng ngạc nhiên gì khi ngay tại đất nước Việt Nam không khó tìm ra hàng tá tiến sỹ được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ như Harvard chẳng hạn, để rồi về nước cầm cái bằng thạc sỹ, tiến sỹ ngoại trên tay để \"nói như rồng leo, làm như mèo mửa\". Tại sao vậy ? Tại vì giá trị liên thành của Harvard đã bị \"nhuốm mùi phú quý, nhuộm bả vinh hoa\" vì mục đích đào tạo nhân bản vốn là hồn cốt của nó đã bị bóp méo bởi bàn tay lông của những kẻ đầu cơ chính trị trong đảng Dân chủ để giúp cho khối cộng sản tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong công cuộc \"xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa\" làm khung cốt cho kiến trúc thượng tầng xã hội để \"lòe bịp\" cơ sở hạ tầng xã hội. \n\nBằng chứng ư ? Đó là sự \"xớn xác - hồ đồ\" của Đại học Luật Havard chỉ mới nghe lời vu khống của bà Ford mà đã yêu cầu ông Thẩm phán Brett Kavanaugh phải ngưng dạy trong mùa đông năm nay vì theo vị giáo sư thỉnh giảng Jessica Lynn Corsi cùng với 800 sinh viên tương lai sẽ trở thành \"Chánh án của Tối Cao Pháp Viện, học giả về luật, các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ\" đã đồng tâm lên án ông thầy thỉnh giảng Kavanaugh rằng \"đây không phải là kiểu giảng viên chúng tôi muốn có\" trong khi họ chỉ mới nghe vu khống một chiều. \n\nTóm lại, sau quả bom hạch tâm Kavanaugh, sức công phá cũng như dư chấn của nó sẽ làm phát lộ ra đâu là những kẻ đích thực muốn phá tan sự \"vĩ đại\" của nước Mỹ, đâu là những kẻ thò tay sâu vào nội bộ nước Mỹ để khuynh đảo chính trường, can thiệp bầu cử, cản trở, đánh phá tâm huyết \"Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại\" của tổng thống Donald Trump. Những kẻ đó không ai khác chính là Trung cộng, Việt cộng, Hàn cộng,... chính chúng nó đã rải gián điệp khắp nước Mỹ, cấy chip vào các hãng công nghệ lớn của Mỹ để ăn cắp thông tin kinh tế, an ninh, chính trị,... và đặc biệt can thiệp vào bầu cử của nước Mỹ dưới sự bảo trợ, tiếp tay của những phần tử cực đoan trong Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa. Chắc chắn Trump cùng với mưu thần và nhân dân chính nghĩa của nước Mỹ sẽ \"quét sạch chúng\" ra khỏi nước Mỹ để \"làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại\"./.\nTran Hung.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895836522850213888/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895666222970527744", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "<a href=\"https://www.minds.com/newsfeed/895666222970527744\" target=\"_blank\">https://www.minds.com/newsfeed/895666222970527744</a>", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers", "https://www.minds.com/api/activitypub/users/860778965252448270" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895666222970527744", "published": "2018-10-07T13:37:48+00:00", "inReplyTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/860778965252448270/entities/urn:activity:895508837561196544", "source": { "content": "https://www.minds.com/newsfeed/895666222970527744", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895666222970527744/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895636800181035008", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "HÉ LỘ DANH TÍNH NHÓM TỘI PHẠM.<br /><br />Chiều nay tôi được mời đi họp hội cựu chiến binh để nghe tổng kết thành tích một năm, bình bầu cá nhân xuất sắc sẽ nhận bằng khen....<br /><br />Sau khi ông chi hội trưởng liệt kê công trạng mọi mặt, nào thì phòng khám bệnh, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân, thăm viếng hội viên ốm đau, qua đời..., kêu gọi đóng góp các loại quỹ, phí.., thì tới phần phát biểu của các hội viên.<br /><br />Tôi tranh thủ phát biểu đầu tiên, trước hết tôi ghi nhận thành tích cả năm của chi hội, nhấn mạnh ngoài những việc “tương cà mắm muối” kể trên, một chức năng quan trọng bậc nhất mà chi hội chưa làm được, đó là vai trò phản biện xã hội.<br /><br />Vừa rồi quốc hội dự kiến thông qua “luật đặc khu” đã bị dân phản đối, ngay ông chủ tịch hội cựu chiến binh VN, tướng Nguyễn Văn Được cũng có ý kiến không đồng tình, đề nghị quốc hội cân nhắc...., rồi việc cho phép dùng đồng Nhân dân Tệ ở các tỉnh biên giới cũng đang gây bức xúc trong dư luận, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật chưa từng có tại Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, kinh tế, bên cạnh việc thông qua luật an ninh mạng gây nhiều tranh luận trong nước, quốc tế.<br /><br />Rồi tôi truy hỏi bà Thuận, bí thư chi bộ đảng cơ sở đã dẫn nhóm người lạ xâm nhập trái phép tư gia tôi cách đây đúng một tháng là họ gồm những ai? Bà Thuận khai ra ông Võ Tấn Tài, phó bí thư thường trực đảng ủy phường 03, quận Gò Vấp dẫn đầu nhóm “côn đồ” này, bà Thuận chỉ là kẻ dẫn lối đưa đường tới nhà tôi thôi.<br /><br />Theo bà Thuận là do tôi không chấp nhận lời mời của quận ủy Gò Vấp tới gặp họ, nên tổ chức đảng phải chơi trò này để được gặp tôi..., nói tới đây thì có người cắt ngang không để bà Thuận khai tiếp trong cuộc họp nữa.<br /><br />Như vậy dù chưa biết ai là người cầm đầu thực sự trong vụ này, nhưng có thể khẳng định rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức của tổ chức đảng CSVN tại cơ sở.<br /><br />Nhờ tình tiết mới phát hiện này, mà tôi phần nào thông cảm cho ông chủ tịch, phó bí thư đảng ủy phường 03 đã khó khăn khi chưa dám xử lý cấp trên của mình là phó bí thư thường trực đảng ủy Võ Tấn Tài.<br /><br />Dân chưa làm sai mà đã bị toà án của đảng CS xử tù rồi, còn tổ chức đảng vi phạm pháp luật rành rành ra đây thì ai xét xử họ? Bao giờ họ bị công lý gọi tên?<br /><br />Cái đặc biệt của người cộng sản Việt Nam là họ biết cấp dưới làm sai, nhưng chưa xử lý ngay, cứ để cho tồn tại lâu dài, đến lúc thật “béo”, thì họ mới làm thịt như Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh....<br /><br />Sài Gòn, 18h30 ngày 07 tháng 10 năm 2018.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895636800181035008", "published": "2018-10-07T11:40:53+00:00", "source": { "content": "HÉ LỘ DANH TÍNH NHÓM TỘI PHẠM.\n\nChiều nay tôi được mời đi họp hội cựu chiến binh để nghe tổng kết thành tích một năm, bình bầu cá nhân xuất sắc sẽ nhận bằng khen....\n\nSau khi ông chi hội trưởng liệt kê công trạng mọi mặt, nào thì phòng khám bệnh, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân, thăm viếng hội viên ốm đau, qua đời..., kêu gọi đóng góp các loại quỹ, phí.., thì tới phần phát biểu của các hội viên.\n\nTôi tranh thủ phát biểu đầu tiên, trước hết tôi ghi nhận thành tích cả năm của chi hội, nhấn mạnh ngoài những việc “tương cà mắm muối” kể trên, một chức năng quan trọng bậc nhất mà chi hội chưa làm được, đó là vai trò phản biện xã hội.\n\nVừa rồi quốc hội dự kiến thông qua “luật đặc khu” đã bị dân phản đối, ngay ông chủ tịch hội cựu chiến binh VN, tướng Nguyễn Văn Được cũng có ý kiến không đồng tình, đề nghị quốc hội cân nhắc...., rồi việc cho phép dùng đồng Nhân dân Tệ ở các tỉnh biên giới cũng đang gây bức xúc trong dư luận, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật chưa từng có tại Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, kinh tế, bên cạnh việc thông qua luật an ninh mạng gây nhiều tranh luận trong nước, quốc tế.\n\nRồi tôi truy hỏi bà Thuận, bí thư chi bộ đảng cơ sở đã dẫn nhóm người lạ xâm nhập trái phép tư gia tôi cách đây đúng một tháng là họ gồm những ai? Bà Thuận khai ra ông Võ Tấn Tài, phó bí thư thường trực đảng ủy phường 03, quận Gò Vấp dẫn đầu nhóm “côn đồ” này, bà Thuận chỉ là kẻ dẫn lối đưa đường tới nhà tôi thôi.\n\nTheo bà Thuận là do tôi không chấp nhận lời mời của quận ủy Gò Vấp tới gặp họ, nên tổ chức đảng phải chơi trò này để được gặp tôi..., nói tới đây thì có người cắt ngang không để bà Thuận khai tiếp trong cuộc họp nữa.\n\nNhư vậy dù chưa biết ai là người cầm đầu thực sự trong vụ này, nhưng có thể khẳng định rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức của tổ chức đảng CSVN tại cơ sở.\n\nNhờ tình tiết mới phát hiện này, mà tôi phần nào thông cảm cho ông chủ tịch, phó bí thư đảng ủy phường 03 đã khó khăn khi chưa dám xử lý cấp trên của mình là phó bí thư thường trực đảng ủy Võ Tấn Tài.\n\nDân chưa làm sai mà đã bị toà án của đảng CS xử tù rồi, còn tổ chức đảng vi phạm pháp luật rành rành ra đây thì ai xét xử họ? Bao giờ họ bị công lý gọi tên?\n\nCái đặc biệt của người cộng sản Việt Nam là họ biết cấp dưới làm sai, nhưng chưa xử lý ngay, cứ để cho tồn tại lâu dài, đến lúc thật “béo”, thì họ mới làm thịt như Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh....\n\nSài Gòn, 18h30 ngày 07 tháng 10 năm 2018.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895636800181035008/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895277100162482176", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "NHỮNG TỘI ÁC ĐƯỢC THẦN THÁNH HÓA <br /><br />PHẠM ĐÌNH TRỌNG <br /><br />1. NGÔI MỘ NHỎ GÓC VƯỜN QUÊ CỦA NHÀ VUA HIỂN HÁCH VÀ NẤM MỒ ĐẤT GIỮA RỪNG VẮNG CỦA VỊ TƯỚNG LẪM LIỆT <br /><br />Ngô Quyền dựng cọc Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán năm 938 chấm dứt gần ngàn năm ách nô lệ phương Bắc đè lên thân phận người Việt, trói vào số phận nước Việt. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã dựng lên nền độc lập bền vững cho nhà nước Nam Việt. Ngô Quyền trị vì trên ngôi Vua tuy ngắn ngủi, chỉ có 6 năm nhưng nhà Ngô đã mở ra những triều đại huy hoàng Lý, Trần, Lê, Nguyễn, mỗi triều đại kéo dài hàng trăm năm. Từ đó, cương vực lãnh thổ nước Việt từ Châu Hoan, Châu Ái, từ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu được mở rộng trải dài từ Hà Giang tới Hà Tiên, ra tận Phú Quốc, Thổ Chu về phía Nam và Hoàng Sa, Trường Sa về phía Đông. Vì vậy sử sách Việt Nam gọi Ngô Quyền là “Vua đứng đầu các Vua” của người Việt.<br /><br />Ngô Quyền có công với dân với nước Việt lớn như vậy, có vị trí vẻ vang trong trang sử Việt oanh liệt như vậy nhưng khi làm xong sứ mệnh lịch sử lớn lao, khi thanh thản từ giã cuộc đời, vị Vua đứng đầu các Vua Việt Nam lại về yên nghỉ dưới nấm mồ bình dị trong mảnh vườn nhỏ của ông cha trên vùng đất trung du lúp xúp gò đồi xứ Đoài quê nhà. Không chiếm một mẩu đất sống của dân của nước, không xây lăng tẩm bề thế, không bia mộ tầng tầng lớp lớp. <br /><br />Sau này dân làng Đường Lâm xứ Đoài quê Vua mới góp công, góp của lâp đền thờ vị Vua đứng đầu các Vua ngay trên nền ngôi nhà Vua sinh ra. Ngôi đền nhỏ bé, khiêm nhường hơn rất nhiều so với những tòa nhà lầu của người nông dân bình thường hôm nay. Không tượng đồng bia đá, không lộng lẫy vàng son, vật quí giá nhất trong đền thờ Ngô Quyền là cọc nhọn Bạch Đằng đã đâm thủng thuyền giặc Nam Hán từ hơn ngàn năm trước, đã đâm gục nền Bắc thuộc kéo dài gần ngàn năm. <br /><br />Phía trước đền, cách vài trăm mét trên sườn dốc gò đồi là ngôi mộ Vua Ngô Quyền, bé nhỏ, đơn sơ, dung dị như một ngôi miếu dân dã cũng do dân làng quê Vua lập. Đền thờ Vua liền kề ngõ xóm nhà dân. Mái ngói đền Vua còn thấp hơn mái bằng tòa nhà lầu của người nông dân trong xóm. Mộ Vua kế bên vườn rau, vạt ngô, ruộng lúa của dân. Diện tích cả đền và mộ vị Vua đứng đầu các Vua của người Việt chỉ xấp xỉ một sào Bắc Bộ, ba trăm sáu mươi mét vuông. Ba trăm sáu mươi mét vuông của mái ngói nền nã màu đất trung du, của sân gạch Bát Tràng rêu phong, của đoạn đường lát đá ong vô cùng thân thuộc với đời sống hàng ngày của người dân. Ba trăm sáu mươi mét vuông của màu xanh cỏ cây hòa trong màu xanh mênh mang vô tận của làng quê Việt Nam. Không có gì khác biệt, không có gì ngăn cách với cảnh sắc, với không gian làng quê Việt Nam. <br /><br />Không tốn một xu tiền thuế của dân cho việc trông coi đền nhưng suốt hơn ngàn năm qua hương khói không ngày nào tắt trong đền Vua, trước mộ Vua. Suốt hơn ngàn năm qua hồn thiêng Ngô Quyền, khí phách Ngô Quyền vẫn luôn hiện hữu giữa làng quê trung du yên ả.<br /><br />Chấm dứt kiếp nô lệ cho dân, kết thúc ngàn năm Bắc thuộc cho nước, để lại cho nước trang sử vàng độc lập, lập lên triều đại phong kiến nhà Ngô rồi vua Ngô Quyền thanh thản trở về gửi xác trong mảnh vườn đồi bình dị quê nhà và gửi hồn trong màu xanh cỏ cây đất nước. <br /><br />Không phải chỉ có một ông vua phong kiến Ngô Quyền biết kết thúc cuộc đời của bậc đế vương như một dân thường. Chỉ số chính xác nhất, rõ rệt nhất, ứng nghiệm nhất về sự thịnh suy của một triều đại chính là chỉ số về sự gần dân của bậc cai trị. Bậc cai trị nào cũng từ dân mà ra. Có chức quyền thì thành bậc cai trị nắm vận nước, lo phận dân. Khi sống chăm lo sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, dân giầu nước mạnh. Cuộc đời gần gũi thân thiết với từng số phận người dân. Khi chết, chức quyền giao lại cho người khác, lại về làm dân, kết thúc đời người lặng lẽ, bình dị như mọi người dân. Những bậc cai trị đó đã tạo ra những thời huy hoàng của đất nước, triều thịnh, nước mạnh, dân an vui. <br /><br />Trong lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến hôm nay chưa có vị tướng cầm quân nào có chiến công lừng lẫy như Trần Hưng Đạo. Đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh đã chinh phạt, khuất phục cả dải lục địa từ Á sang Âu. Suốt 30 năm 1258 – 1288, ba lần Nguyên Mông cất quân đông tướng tài tràn vào đánh Đại Viêt. Ba lần Trần Hưng Đạo thống lĩnh ba quân nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông tan tác, giữ vững nền độc lập của Đại Việt. Vị tướng lẫm liệt, kiệt xuất để lại công lớn cho dân cho nước, viết lên trang sử Việt chói lọi như vậy, khi chết cũng chỉ có nấm mồ nhỏ âm thầm trong cánh rừng làng Vạn Kiếp, bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.<br /><br /> Ngược lại kẻ cai trị khi sống đã xa dân vời vợi bằng cuộc sống ăn tàn phá hại, cuộc sống giầu sang có được trên sự kiệt quệ của nước, trên sự khốn cùng của dân. Khi sống, bòn rút của nước, cướp bóc của dân. Cả cái chết vẫn còn làm hại nước khi chiếm đất sống của dân xây mả lớn, đền to ở một cõi riêng, tạo ra cả một không gian thần thánh cho cái chết của kẻ cai trị đầy tội ác với dân với nước.<br /><br />2. LĂNG MỘ HOÀNH TRÁNG CỦA ÔNG CÒ CẢNH SÁT CỘNG SẢN<br /><br />Cách hôm nay hơn ngàn năm, thời Ngô Quyền, xã hội Việt Nam còn là thời phong kiến sơ khai. Nhà nước cộng sản ngày nay thực chất cũng chỉ là nhà nước phong kiến, chỉ khác là: nhà nước cộng sản không những học đòi tất cả những cái xấu xa, tệ hại của nhà nước phong kiến mà cái tệ hại phong kiến còn được cô đặc, nâng lên rất cao. Còn những nề nếp tốt đẹp của phong kiến thì người cộng sản không thể học được. Tuy có học hàm học vị cao chót vót, giáo sư, tiến sĩ nhưng văn hóa thực sự chỉ là văn hóa bổ túc công nông, đại học chuyên tu, đại học tại chức, nền tảng văn hóa đó không thể thấy và không thể học những giá trị, những khuôn mẫu tốt đẹp của xã hội phong kiến, những người cộng sản cầm quyền mở miệng ra là lên án xã hội phong kiến thối nát, bất công, nguyền rủa giai cấp phong kiến tội lỗi và những người cộng sản luôn vỗ ngực tự nhận là đảng cộng sản của họ không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. <br /><br />Trả lời cho tuyên truyền lừa bịp cộng sản không có gì xác đáng, thuyết phục hơn là hiện thực cuộc sống. Từ cuộc đời hiển hách công trạng để lại cho dân cho nước và cõi trở về trong lòng dân của ông vua phong kiến Ngô Quyền, của vị tướng phong kiến Trần Hưng Đạo đối chiếu với cuộc đời mang nặng nợ máu với dân, cuộc đời chiếm đoạt quá nhiều của dân và cõi trở về ngàn trùng xa cách với dân của ông cộng sản vừa lìa đời, ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang, để thấy sự giả dối ghê tởm của tuyên truyền cộng sản và bản chất phản dân hại nước của người cộng sản. <br /><br />Chưa cần xét đến mức độ kệch cỡm về thẩm mĩ, sự vung phí nguồn lực của đất nước, sự lạc lõng với thời đại của lăng mộ lạnh toát màu đá và ngạo nghễ đúng thói kiêu ngạo cộng sản, sừng sững trên cả trăm ngàn mét vuông đất kim cương giữa kinh kì của ông Vua cộng sản số một Hồ Chí Minh. Chỉ riêng tiền bảo quản xác ướp ông Hồ mà dân gian gọi là ông Minh Râu và duy trì hoạt động của cả một Bộ tư lệnh lăng, mỗi tháng đã ngốn hàng trăm tỉ tiền thuế của dân. Chỉ lăng mộ của một ông cò cảnh sát cộng sản chiếm hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất bờ xôi ruộng mật của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ ngàn đời đói đất cũng thấy sự giả dối, nhẫn tâm và bất lương cộng sản.<br /><br />Tuy có hai năm cuối đởi ông cò cảnh sát leo lên đến tột đỉnh quyền lực, Chủ tịch nhà nước cộng sản, nhưng quãng đời hai năm ngắn ngủi đó ông Chủ tịch nhà nước cộng sản đã dành phần lớn thời gian cho những đợt nằm chữa bệnh trong bệnh viện và những chuyến đi tìm kiếm sự cứu rỗi nơi cửa Phật. Sáu lần nằm bệnh viện tận bên Nhật Bản, mỗi lần kéo dài cả tháng. Những lần vào điều trị bệnh viện trong nước còn nhiều hơn. Rồi thời gian tìm đến cửa Phật trong nước, ngoài nước. Đến tận thủ đô Phật giáo thế giới ở Gaya, bang Bihar, heo hút Tây Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật sống những ngày cuối cùng của kiếp người hữu hạn, nơi bắt đầu cuộc sống vĩnh hằng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tìm đến để gục đầu vào bức tường đá ngôi đền Mahabodhi, nơi Phật đi vào bất tử, mong Đức Phật đoái thương. Vì vậy dù có hai năm danh nghĩa là Chủ tịch nhà nước cộng sản nhưng cuộc đời thật sự của ông cộng sản Trần Đại Quang là cuộc đời ông cò cảnh sát cộng sản. Và hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ của dân cho năng suất lúa cao đã về tay ông từ thời ông còn làm cò cảnh sát.<br /><br />Ngàn đời đói đất, với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đất là vàng ròng, được tính từng tấc, từng li chứ không thể hào phóng, xa xỉ tính bằng thước, bằng mét và câu cửa miệng của người dân mang nỗi đói đất truyền kiếp là: bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. Không có đất cày cấy, bố ông cò cảnh sát cộng sản phải mưa nắng lặn sông, lội đầm đơm đó, đánh dậm kiếm con cua con cá, mẹ ông phải buôn thúng bán bưng, đòn gánh đè xuống vai, gánh vã nải chuối, thúng khoai, sản phẩm của đất quê đi chợ xa chợ gần. Vậy mà ngay từ khi còn sống, biết rõ nỗi nghèo khó vì thiếu đất sống của người dân Kim Sơn, Ninh Bình quê ông, ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang cũng nỡ chiếm 6,2 hecta, sáu mươi hai ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ, đất sống của người nông dân đói đất quê ông làm đất chết cho ông, làm khu lăng mộ kì vĩ cho ông về với tổ tiên của ông. <br /><br />Thời nhà Nguyễn, dân số cả nước ta chỉ có mười triệu người. Đất rộng, người thưa, các Vua nhà Nguyễn thời phong kiến xấu xa, tồi tệ nhưng khi xây lăng mộ cho Vua còn biết nghĩ đến dân, dành đất sống cho dân. Ngày nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắt mười lăm ngàn cây số vuông đất biên giới phía Bắc, bằng diện tích tỉnh Thái Bình, dâng cho Tàu Cộng. Rồi những vùng đất rộng lớn đã trở thành đất sang nhượng cho Tàu Cộng như đất bô xít Tây Nguyên, đất Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh. Những vùng đất đã trở thành đất chết như đất phủ bùn đỏ ở Tân Rai, Lâm Đồng, đất bụi than Vĩnh Tân, Bình Thuận. Diện tích đất sống đang mất đi, đang co lại ngày càng lớn. Trong khi dân số cứ phình ra, đến nay dân số nước ta đã lên tới gần trăm triệu người. Dân số tăng gấp hơn chín lần so với thời triều Nguyễn. Đất sống của người dân vô cùng ít ỏi. Vậy mà một ông cộng sản từ khi chỉ là ông cò cảnh sát đã chiếm sáu mươi hai ngàn mét vuông đất màu của người nông dân đói đất quê ông làm lăng mộ cho mình. <br /><br />Khu lăng mộ Vua Khải Định nhà Nguyễn trên núi giữa thiên nhiên hoang sơ cũng chỉ rộng 5.674 mét vuông. Lăng mộ của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang chiếm 62 000, sáu mươi hai ngàn mét vuông ruộng lúa của dân, rộng gấp 11 lần lăng Khải Định. <br /><br />Thuê thầy địa lí vạch kênh tạo dòng chảy, tạo long mạch. Khoanh hồ hứng nước mưa tụ lộc trời. Chỉ riêng việc đào kênh, kè bờ, vét ao, trồng cây cổ thụ, tạo cảnh quan phong thủy cho khu lăng mộ và làm con đường nhựa thênh thang dẫn đến lăng của ông cò cảnh sát cộng sản đã phải đổ ra cả núi tiền, phải tính tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Nhìn núi tiền đổ ra dựng lên lăng mả ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang lại phải nhớ đến lời khai của ông quan tham nhũng Dương Chí Dũng đã phải chi ra cả triệu đô la tìm kiếm sự che chở của những ông tướng cảnh sát điều tra vụ án Dương Chí Dũng. Lại phải nhớ đến tên tội phạm Phan Văn Anh Vũ núp danh nghĩa công an đã chiếm đoạt của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng và bóng dáng tên tội phạm Anh Vũ luôn thấp thoáng, cặp kè phía sau ông cò cảnh sát Trần Đại Quang. <br /><br />Hàng ngàn tỉ tiền đổ ra cho lăng mộ ông cò cảnh sát cộng sản trong khi người dân nghèo chỉ mắc bệnh thông thường, dễ chữa như lao phổi. Ngày nay được chữa kịp thời bệnh lao cũng chỉ như bệnh cảm cúm. Biết là bệnh lao nhưng không có tiền mua thuốc, không có tiền viện phí không dám vào bệnh viện. Đến lúc hấp hối đành đánh liều vào bệnh viện thì đã quá muộn vì lá phổi đã bị vi trùng lao khoét ruỗng rồi, không còn thuốc nào cứu được nữa. Chết rồi, không có tiền thuê ô tô đưa xác người chết từ bệnh viện về nhà, người thân đành bó xác chết trong mảnh chiếu rách, buộc xác chết sau xe máy. Manh chiếu hẹp, hai chân xác chết người nghèo thòi ra ngoài chiếu cứ lắt lẻo trên suốt chặng đường dài như đôi chân đó đang cuống cuồng chạy trốn số phận người dân đen trong nhà nước cộng sản. <br /><br />Nhà nước cộng sản mua sự trung thành của khẩu súng, của sức mạnh bạo lực bằng ân sủng, bằng biệt đãi, bằng lon tướng ban phát tràn lan cho công an. Thời lạm phát tướng công an thì ông tướng Trần Đại Quang cũng chỉ sàn sàn cá mè một lứa giữa hàng trăm ông tướng công an khác. Vụ nhà nước Dega nổ ra, người dân Ê Đê, Ba Na, Gia Rai Tây Nguyên nổi dậy đòi quyền sống, đòi quyền làm chủ núi rừng ngàn đời của họ là dịp để ông tướng công an Trần Đại Quang lấy máu người dân Ê Đê, Ba Na ghi công với nhà nước cộng sản và bộc lộ lòng trung thành với đảng cộng sản của ông.<br /><br />Cả cuộc đời làm cò cảnh sát, làm công cụ bạo lực của nhà nước chuyên chính vô sản, ông cò cảnh sát Trần Đại Quang đã có công rất lớn với nhà nước cộng sản trong việc duy trì nền độc tài cộng sản nhưng lại có tội rất lớn với dân, tước đoạt những giá trị làm người của người dân, trói buộc kìm hãm người dân trong tăm tối nô lệ cộng sản mà nô lệ cộng sản còn độc ác, man rợ hơn cả nô lệ Bắc thuộc và nô lệ Pháp thuộc. Máu dân và thân phận nô lệ của người dân đã đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang lên tới chức bộ trưởng bộ Công an và lên tới hàm đại tướng. Thời ông cò cảnh sát Trần Đại Quang là Bộ trưởng bộ Công an đã mở ra thời kiêu binh của công an. Công an lạm quyền. Bạo lực công an tràn lan. Hàng trăm người dân lương thiện bị công an đánh chết diễn ra khắp nơi, trên đường phố bình yên, giữa làng quê thanh bình, trong trụ sở công an, trong trại tạm giam. Dân oan bị quan tham cướp đất biểu tình ôn hòa đòi đất, người dân yêu nước biểu tình hợp pháp phản đối giặc Tàu Cộng xâm lược biển đảo đều bị công an vu cho người biểu tình tội gây rối trật tự công cộng, bị đàn áp dã man, bị bắt giam phi pháp. Phụ nữ bị đánh chan hòa máu mặt ngay trên đường phố. Đàn ông bị đánh chấn thương sọ não trong nhà giam. <br /><br />Tồn tại bằng công cụ bạo lực nhà nước, nhà nước cộng sản dung túng bao che cho những tội ác tày trời mà đám quân của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây nợ máu với dân và những tội ác đó đã đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang lên tới vị trí người đứng đầu nhà nước cộng sản. Tội ác của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây ra cho dân đã được nhà nước cộng sản dung túng bao che nhưng nhân dân dù bao dung vẫn đòi hỏi công bằng. Còn lịch sử luôn sòng phẳng và nghiêm khắc sẽ phán xét đảng cộng sản Việt Nam cùng những lãnh đạo hàng đầu của đảng trong đó có ông cò cảnh sát Trần Đại Quang tội chống lại nhân dân, chống lại dòng chảy tiến hóa của lịch sử, tội giam cầm, tù đày nhân dân trong nô lệ cộng sản.<br /><br />Tượng đồng, tượng đá của Lê nin, ông trùm cộng sản thế giới đang bị giật đổ, đập nát ở khắp nơi trên những đất nước đã phải trải qua những năm dài tăm tối cộng sản. Ông cò cảnh sát Trần Đại Quang chồng chất nợ tự do, nợ máu với dân, một tội đồ của lịch sử Việt Nam thì lăng mộ hoành tráng của một tội ác như vậy sẽ tồn tại được bao lâu?<br /><br />3. THẦN THÁNH HÓA TỘI ÁC<br /><br />Triều đại nào đến hồi suy vi cũng nảy nòi ra nhiều trò hại dân, hại nước. Chỉ đến triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng mới có lệ dồn của cải tài nguyên của nước, vắt mồ hôi nước mắt của dân xây lăng tẩm cho Vua. Dồn dập, hối hả xây lăng tẩm nhưng bảy lăng tẩm bề thế, trùng trùng lớp lớp đền đài của các Vua nhà Nguyễn cũng không chiếm một tấc đất ruộng của dân. Không để dân mất đất sống, các Vua nhà Nguyễn đều chọn những triền núi hoang, không có vườn ruộng của dân, xây lăng mộ. <br /><br />Là lăng tẩm Vua nhà Nguyễn nhưng không thấy nhà mồ, chỉ thấy những đền đài mang vẻ đẹp của kiến trúc Phật giáo Việt Nam, mang thẩm mĩ tinh tế và tài hoa sáng tạo của dân gian Việt Nam đã tạo ra công trình hài hòa cùng thiên nhiên Việt Nam. Mái ngói rêu phong cổ kính đền đài thấp thoáng trong màu xanh thiên nhiên, như là một phần tư nhiên của thiên nhiên vĩnh hằng. Không gian trầm tư của lăng tẩm sâu hút trong tiếng rì rầm bất tận của rừng cây. Vẻ đẹp kiến trúc lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn tô điểm thêm vẻ đẹp mĩ lệ, huyền ảo cho thiên nhiên đất nước đã trở thành công trình nghệ thuật của muôn đời, trở thành tài sản văn hóa của nhân dân. Đó là sự đền bù cho tài nguyên của nước, cho công sức của dân đã đổ ra để có lăng tẩm các vua nhà Nguyễn. <br /><br />Thời cộng sản, lăng mộ Hồ Chí Minh, một nhà mồ đơn độc khổng lồ ngạo nghễ giữa không gian mênh mông kinh kì đã nghĩa trang hóa, tha ma hóa cả kinh đô ngàn năm văn hiến. Trần trụi, bê tông hóa cả vùng đất bảng lảng sương khói huyền thoại với chùa Một Cột nhỏ nhắn như một đóa sen, với núi Nùng chỉ là gò đất giữa ngàn xanh bách thảo nhưng lãng đãng hơi sương Hồ Tây như thực, như ảo. Nhà mồ Hồ Chí Minh xám xịt, lạnh ngắt màu đá lạc lõng giữa sắc màu đô thị, lạc lõng giữa thời đại liên tiếp những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa con người tới nền văn minh tin học, giải phóng con người khỏi những thế lực thần quyền, con người đã trở thành những siêu nhân làm chủ cả vũ trụ. Lăng Hồ Chí Minh làm sống lại thế lực thần quyền, thần thánh hóa một thế lực chính trị phàm tục, đẫm máu dân và đã hết vai trò lịch sử. Lăng Hồ Chí Minh đưa Hồ Chí Minh lên thành vị thánh của cả nước, dìm cả một dân tộc đau thương thành thần dân của một thế lực thần quyền, thành nô lệ của một ông thánh do tuyên truyền cộng sản thêu dệt lên. <br /><br />Cũng như lăng mả Hồ Chí Minh, lăng mả Trần Đại Quang cùng lăng mả, nhà bảo tàng, nhà tưởng niệm những nhân vật cộng sản hàng đầu khác như Trần Phú, Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh . . . đều nhằm thần thánh hóa con người cộng sản và tổ chức cộng sản đã gây quá nhiều đau khổ cho dân, đã gây quá nhiều mất mát, nguy hại cho nước. Lăng mộ Hồ Chí Minh đưa Hồ Chí Minh lên hàng thánh của cả nước thì lăng mộ Trần Đại Quang sẽ đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang hai tay ròng ròng máu dân lên hàng thánh của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Rồi lăng mộ Đỗ Mười, lăng mộ Nguyễn Đức Bình và lăng mộ nhiều ông thủ lĩnh cộng sản kế tiếp sẽ đưa các ông đó lên hàng thánh ở vùng quê các ông. Từ nay, bầu trời tâm linh của người dân Việt Nam chỉ có các ông thánh cộng sản và đất sống của người dân Việt Nam trở thành đất sa mạc chết với trùng điệp, san sát, hiu hắt những lăng mộ cộng sản. <br /><br />Lí tưởng sống của người cộng sản được tô vẽ vô cùng cao đẹp: Người cộng sản không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân! Nhưng con người cộng sản trong cuộc đời thực từ lúc sống đến cả cái chết lại vô cùng thấp hèn. Những người cộng sản đã lấy máu của hàng chục triệu người dân Việt Nam, đã dìm cả dân tộc Việt Nam vào cuộc chém giết suốt gần nửa thế kỉ để làm cuộc cách mạng trừ phong phản đế, diệt trừ phong kiến, đánh đuổi đế quốc giành chính quyền cho người cộng sản. Khi có chính quyền trong tay, những người cộng sản đã thiết lập một nhà nước vừa là thế quyền độc ác, tàn bạo hơn cả chính quyền đế quốc xâm lược, vừa là thần quyền mê muội, tăm tối, ngột ngạt hơn cả thời phong kiến cổ hủ. Cuộc đời và lăng mộ những người lãnh đạo cộng sản đã chứng minh và ghi nhận về một thời bất hạnh của giống nòi Việt Nam và một thời đen tối của lịch sử Việt Nam, thời cộng sản.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895277100162482176", "published": "2018-10-06T11:51:33+00:00", "source": { "content": "NHỮNG TỘI ÁC ĐƯỢC THẦN THÁNH HÓA \n\nPHẠM ĐÌNH TRỌNG \n\n1. NGÔI MỘ NHỎ GÓC VƯỜN QUÊ CỦA NHÀ VUA HIỂN HÁCH VÀ NẤM MỒ ĐẤT GIỮA RỪNG VẮNG CỦA VỊ TƯỚNG LẪM LIỆT \n\nNgô Quyền dựng cọc Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán năm 938 chấm dứt gần ngàn năm ách nô lệ phương Bắc đè lên thân phận người Việt, trói vào số phận nước Việt. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã dựng lên nền độc lập bền vững cho nhà nước Nam Việt. Ngô Quyền trị vì trên ngôi Vua tuy ngắn ngủi, chỉ có 6 năm nhưng nhà Ngô đã mở ra những triều đại huy hoàng Lý, Trần, Lê, Nguyễn, mỗi triều đại kéo dài hàng trăm năm. Từ đó, cương vực lãnh thổ nước Việt từ Châu Hoan, Châu Ái, từ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu được mở rộng trải dài từ Hà Giang tới Hà Tiên, ra tận Phú Quốc, Thổ Chu về phía Nam và Hoàng Sa, Trường Sa về phía Đông. Vì vậy sử sách Việt Nam gọi Ngô Quyền là “Vua đứng đầu các Vua” của người Việt.\n\nNgô Quyền có công với dân với nước Việt lớn như vậy, có vị trí vẻ vang trong trang sử Việt oanh liệt như vậy nhưng khi làm xong sứ mệnh lịch sử lớn lao, khi thanh thản từ giã cuộc đời, vị Vua đứng đầu các Vua Việt Nam lại về yên nghỉ dưới nấm mồ bình dị trong mảnh vườn nhỏ của ông cha trên vùng đất trung du lúp xúp gò đồi xứ Đoài quê nhà. Không chiếm một mẩu đất sống của dân của nước, không xây lăng tẩm bề thế, không bia mộ tầng tầng lớp lớp. \n\nSau này dân làng Đường Lâm xứ Đoài quê Vua mới góp công, góp của lâp đền thờ vị Vua đứng đầu các Vua ngay trên nền ngôi nhà Vua sinh ra. Ngôi đền nhỏ bé, khiêm nhường hơn rất nhiều so với những tòa nhà lầu của người nông dân bình thường hôm nay. Không tượng đồng bia đá, không lộng lẫy vàng son, vật quí giá nhất trong đền thờ Ngô Quyền là cọc nhọn Bạch Đằng đã đâm thủng thuyền giặc Nam Hán từ hơn ngàn năm trước, đã đâm gục nền Bắc thuộc kéo dài gần ngàn năm. \n\nPhía trước đền, cách vài trăm mét trên sườn dốc gò đồi là ngôi mộ Vua Ngô Quyền, bé nhỏ, đơn sơ, dung dị như một ngôi miếu dân dã cũng do dân làng quê Vua lập. Đền thờ Vua liền kề ngõ xóm nhà dân. Mái ngói đền Vua còn thấp hơn mái bằng tòa nhà lầu của người nông dân trong xóm. Mộ Vua kế bên vườn rau, vạt ngô, ruộng lúa của dân. Diện tích cả đền và mộ vị Vua đứng đầu các Vua của người Việt chỉ xấp xỉ một sào Bắc Bộ, ba trăm sáu mươi mét vuông. Ba trăm sáu mươi mét vuông của mái ngói nền nã màu đất trung du, của sân gạch Bát Tràng rêu phong, của đoạn đường lát đá ong vô cùng thân thuộc với đời sống hàng ngày của người dân. Ba trăm sáu mươi mét vuông của màu xanh cỏ cây hòa trong màu xanh mênh mang vô tận của làng quê Việt Nam. Không có gì khác biệt, không có gì ngăn cách với cảnh sắc, với không gian làng quê Việt Nam. \n\nKhông tốn một xu tiền thuế của dân cho việc trông coi đền nhưng suốt hơn ngàn năm qua hương khói không ngày nào tắt trong đền Vua, trước mộ Vua. Suốt hơn ngàn năm qua hồn thiêng Ngô Quyền, khí phách Ngô Quyền vẫn luôn hiện hữu giữa làng quê trung du yên ả.\n\nChấm dứt kiếp nô lệ cho dân, kết thúc ngàn năm Bắc thuộc cho nước, để lại cho nước trang sử vàng độc lập, lập lên triều đại phong kiến nhà Ngô rồi vua Ngô Quyền thanh thản trở về gửi xác trong mảnh vườn đồi bình dị quê nhà và gửi hồn trong màu xanh cỏ cây đất nước. \n\nKhông phải chỉ có một ông vua phong kiến Ngô Quyền biết kết thúc cuộc đời của bậc đế vương như một dân thường. Chỉ số chính xác nhất, rõ rệt nhất, ứng nghiệm nhất về sự thịnh suy của một triều đại chính là chỉ số về sự gần dân của bậc cai trị. Bậc cai trị nào cũng từ dân mà ra. Có chức quyền thì thành bậc cai trị nắm vận nước, lo phận dân. Khi sống chăm lo sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, dân giầu nước mạnh. Cuộc đời gần gũi thân thiết với từng số phận người dân. Khi chết, chức quyền giao lại cho người khác, lại về làm dân, kết thúc đời người lặng lẽ, bình dị như mọi người dân. Những bậc cai trị đó đã tạo ra những thời huy hoàng của đất nước, triều thịnh, nước mạnh, dân an vui. \n\nTrong lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến hôm nay chưa có vị tướng cầm quân nào có chiến công lừng lẫy như Trần Hưng Đạo. Đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh đã chinh phạt, khuất phục cả dải lục địa từ Á sang Âu. Suốt 30 năm 1258 – 1288, ba lần Nguyên Mông cất quân đông tướng tài tràn vào đánh Đại Viêt. Ba lần Trần Hưng Đạo thống lĩnh ba quân nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông tan tác, giữ vững nền độc lập của Đại Việt. Vị tướng lẫm liệt, kiệt xuất để lại công lớn cho dân cho nước, viết lên trang sử Việt chói lọi như vậy, khi chết cũng chỉ có nấm mồ nhỏ âm thầm trong cánh rừng làng Vạn Kiếp, bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.\n\n Ngược lại kẻ cai trị khi sống đã xa dân vời vợi bằng cuộc sống ăn tàn phá hại, cuộc sống giầu sang có được trên sự kiệt quệ của nước, trên sự khốn cùng của dân. Khi sống, bòn rút của nước, cướp bóc của dân. Cả cái chết vẫn còn làm hại nước khi chiếm đất sống của dân xây mả lớn, đền to ở một cõi riêng, tạo ra cả một không gian thần thánh cho cái chết của kẻ cai trị đầy tội ác với dân với nước.\n\n2. LĂNG MỘ HOÀNH TRÁNG CỦA ÔNG CÒ CẢNH SÁT CỘNG SẢN\n\nCách hôm nay hơn ngàn năm, thời Ngô Quyền, xã hội Việt Nam còn là thời phong kiến sơ khai. Nhà nước cộng sản ngày nay thực chất cũng chỉ là nhà nước phong kiến, chỉ khác là: nhà nước cộng sản không những học đòi tất cả những cái xấu xa, tệ hại của nhà nước phong kiến mà cái tệ hại phong kiến còn được cô đặc, nâng lên rất cao. Còn những nề nếp tốt đẹp của phong kiến thì người cộng sản không thể học được. Tuy có học hàm học vị cao chót vót, giáo sư, tiến sĩ nhưng văn hóa thực sự chỉ là văn hóa bổ túc công nông, đại học chuyên tu, đại học tại chức, nền tảng văn hóa đó không thể thấy và không thể học những giá trị, những khuôn mẫu tốt đẹp của xã hội phong kiến, những người cộng sản cầm quyền mở miệng ra là lên án xã hội phong kiến thối nát, bất công, nguyền rủa giai cấp phong kiến tội lỗi và những người cộng sản luôn vỗ ngực tự nhận là đảng cộng sản của họ không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. \n\nTrả lời cho tuyên truyền lừa bịp cộng sản không có gì xác đáng, thuyết phục hơn là hiện thực cuộc sống. Từ cuộc đời hiển hách công trạng để lại cho dân cho nước và cõi trở về trong lòng dân của ông vua phong kiến Ngô Quyền, của vị tướng phong kiến Trần Hưng Đạo đối chiếu với cuộc đời mang nặng nợ máu với dân, cuộc đời chiếm đoạt quá nhiều của dân và cõi trở về ngàn trùng xa cách với dân của ông cộng sản vừa lìa đời, ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang, để thấy sự giả dối ghê tởm của tuyên truyền cộng sản và bản chất phản dân hại nước của người cộng sản. \n\nChưa cần xét đến mức độ kệch cỡm về thẩm mĩ, sự vung phí nguồn lực của đất nước, sự lạc lõng với thời đại của lăng mộ lạnh toát màu đá và ngạo nghễ đúng thói kiêu ngạo cộng sản, sừng sững trên cả trăm ngàn mét vuông đất kim cương giữa kinh kì của ông Vua cộng sản số một Hồ Chí Minh. Chỉ riêng tiền bảo quản xác ướp ông Hồ mà dân gian gọi là ông Minh Râu và duy trì hoạt động của cả một Bộ tư lệnh lăng, mỗi tháng đã ngốn hàng trăm tỉ tiền thuế của dân. Chỉ lăng mộ của một ông cò cảnh sát cộng sản chiếm hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất bờ xôi ruộng mật của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ ngàn đời đói đất cũng thấy sự giả dối, nhẫn tâm và bất lương cộng sản.\n\nTuy có hai năm cuối đởi ông cò cảnh sát leo lên đến tột đỉnh quyền lực, Chủ tịch nhà nước cộng sản, nhưng quãng đời hai năm ngắn ngủi đó ông Chủ tịch nhà nước cộng sản đã dành phần lớn thời gian cho những đợt nằm chữa bệnh trong bệnh viện và những chuyến đi tìm kiếm sự cứu rỗi nơi cửa Phật. Sáu lần nằm bệnh viện tận bên Nhật Bản, mỗi lần kéo dài cả tháng. Những lần vào điều trị bệnh viện trong nước còn nhiều hơn. Rồi thời gian tìm đến cửa Phật trong nước, ngoài nước. Đến tận thủ đô Phật giáo thế giới ở Gaya, bang Bihar, heo hút Tây Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật sống những ngày cuối cùng của kiếp người hữu hạn, nơi bắt đầu cuộc sống vĩnh hằng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tìm đến để gục đầu vào bức tường đá ngôi đền Mahabodhi, nơi Phật đi vào bất tử, mong Đức Phật đoái thương. Vì vậy dù có hai năm danh nghĩa là Chủ tịch nhà nước cộng sản nhưng cuộc đời thật sự của ông cộng sản Trần Đại Quang là cuộc đời ông cò cảnh sát cộng sản. Và hơn sáu mươi ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ của dân cho năng suất lúa cao đã về tay ông từ thời ông còn làm cò cảnh sát.\n\nNgàn đời đói đất, với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ đất là vàng ròng, được tính từng tấc, từng li chứ không thể hào phóng, xa xỉ tính bằng thước, bằng mét và câu cửa miệng của người dân mang nỗi đói đất truyền kiếp là: bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. Không có đất cày cấy, bố ông cò cảnh sát cộng sản phải mưa nắng lặn sông, lội đầm đơm đó, đánh dậm kiếm con cua con cá, mẹ ông phải buôn thúng bán bưng, đòn gánh đè xuống vai, gánh vã nải chuối, thúng khoai, sản phẩm của đất quê đi chợ xa chợ gần. Vậy mà ngay từ khi còn sống, biết rõ nỗi nghèo khó vì thiếu đất sống của người dân Kim Sơn, Ninh Bình quê ông, ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang cũng nỡ chiếm 6,2 hecta, sáu mươi hai ngàn mét vuông đất ruộng màu mỡ, đất sống của người nông dân đói đất quê ông làm đất chết cho ông, làm khu lăng mộ kì vĩ cho ông về với tổ tiên của ông. \n\nThời nhà Nguyễn, dân số cả nước ta chỉ có mười triệu người. Đất rộng, người thưa, các Vua nhà Nguyễn thời phong kiến xấu xa, tồi tệ nhưng khi xây lăng mộ cho Vua còn biết nghĩ đến dân, dành đất sống cho dân. Ngày nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắt mười lăm ngàn cây số vuông đất biên giới phía Bắc, bằng diện tích tỉnh Thái Bình, dâng cho Tàu Cộng. Rồi những vùng đất rộng lớn đã trở thành đất sang nhượng cho Tàu Cộng như đất bô xít Tây Nguyên, đất Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh. Những vùng đất đã trở thành đất chết như đất phủ bùn đỏ ở Tân Rai, Lâm Đồng, đất bụi than Vĩnh Tân, Bình Thuận. Diện tích đất sống đang mất đi, đang co lại ngày càng lớn. Trong khi dân số cứ phình ra, đến nay dân số nước ta đã lên tới gần trăm triệu người. Dân số tăng gấp hơn chín lần so với thời triều Nguyễn. Đất sống của người dân vô cùng ít ỏi. Vậy mà một ông cộng sản từ khi chỉ là ông cò cảnh sát đã chiếm sáu mươi hai ngàn mét vuông đất màu của người nông dân đói đất quê ông làm lăng mộ cho mình. \n\nKhu lăng mộ Vua Khải Định nhà Nguyễn trên núi giữa thiên nhiên hoang sơ cũng chỉ rộng 5.674 mét vuông. Lăng mộ của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang chiếm 62 000, sáu mươi hai ngàn mét vuông ruộng lúa của dân, rộng gấp 11 lần lăng Khải Định. \n\nThuê thầy địa lí vạch kênh tạo dòng chảy, tạo long mạch. Khoanh hồ hứng nước mưa tụ lộc trời. Chỉ riêng việc đào kênh, kè bờ, vét ao, trồng cây cổ thụ, tạo cảnh quan phong thủy cho khu lăng mộ và làm con đường nhựa thênh thang dẫn đến lăng của ông cò cảnh sát cộng sản đã phải đổ ra cả núi tiền, phải tính tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Nhìn núi tiền đổ ra dựng lên lăng mả ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang lại phải nhớ đến lời khai của ông quan tham nhũng Dương Chí Dũng đã phải chi ra cả triệu đô la tìm kiếm sự che chở của những ông tướng cảnh sát điều tra vụ án Dương Chí Dũng. Lại phải nhớ đến tên tội phạm Phan Văn Anh Vũ núp danh nghĩa công an đã chiếm đoạt của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng và bóng dáng tên tội phạm Anh Vũ luôn thấp thoáng, cặp kè phía sau ông cò cảnh sát Trần Đại Quang. \n\nHàng ngàn tỉ tiền đổ ra cho lăng mộ ông cò cảnh sát cộng sản trong khi người dân nghèo chỉ mắc bệnh thông thường, dễ chữa như lao phổi. Ngày nay được chữa kịp thời bệnh lao cũng chỉ như bệnh cảm cúm. Biết là bệnh lao nhưng không có tiền mua thuốc, không có tiền viện phí không dám vào bệnh viện. Đến lúc hấp hối đành đánh liều vào bệnh viện thì đã quá muộn vì lá phổi đã bị vi trùng lao khoét ruỗng rồi, không còn thuốc nào cứu được nữa. Chết rồi, không có tiền thuê ô tô đưa xác người chết từ bệnh viện về nhà, người thân đành bó xác chết trong mảnh chiếu rách, buộc xác chết sau xe máy. Manh chiếu hẹp, hai chân xác chết người nghèo thòi ra ngoài chiếu cứ lắt lẻo trên suốt chặng đường dài như đôi chân đó đang cuống cuồng chạy trốn số phận người dân đen trong nhà nước cộng sản. \n\nNhà nước cộng sản mua sự trung thành của khẩu súng, của sức mạnh bạo lực bằng ân sủng, bằng biệt đãi, bằng lon tướng ban phát tràn lan cho công an. Thời lạm phát tướng công an thì ông tướng Trần Đại Quang cũng chỉ sàn sàn cá mè một lứa giữa hàng trăm ông tướng công an khác. Vụ nhà nước Dega nổ ra, người dân Ê Đê, Ba Na, Gia Rai Tây Nguyên nổi dậy đòi quyền sống, đòi quyền làm chủ núi rừng ngàn đời của họ là dịp để ông tướng công an Trần Đại Quang lấy máu người dân Ê Đê, Ba Na ghi công với nhà nước cộng sản và bộc lộ lòng trung thành với đảng cộng sản của ông.\n\nCả cuộc đời làm cò cảnh sát, làm công cụ bạo lực của nhà nước chuyên chính vô sản, ông cò cảnh sát Trần Đại Quang đã có công rất lớn với nhà nước cộng sản trong việc duy trì nền độc tài cộng sản nhưng lại có tội rất lớn với dân, tước đoạt những giá trị làm người của người dân, trói buộc kìm hãm người dân trong tăm tối nô lệ cộng sản mà nô lệ cộng sản còn độc ác, man rợ hơn cả nô lệ Bắc thuộc và nô lệ Pháp thuộc. Máu dân và thân phận nô lệ của người dân đã đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang lên tới chức bộ trưởng bộ Công an và lên tới hàm đại tướng. Thời ông cò cảnh sát Trần Đại Quang là Bộ trưởng bộ Công an đã mở ra thời kiêu binh của công an. Công an lạm quyền. Bạo lực công an tràn lan. Hàng trăm người dân lương thiện bị công an đánh chết diễn ra khắp nơi, trên đường phố bình yên, giữa làng quê thanh bình, trong trụ sở công an, trong trại tạm giam. Dân oan bị quan tham cướp đất biểu tình ôn hòa đòi đất, người dân yêu nước biểu tình hợp pháp phản đối giặc Tàu Cộng xâm lược biển đảo đều bị công an vu cho người biểu tình tội gây rối trật tự công cộng, bị đàn áp dã man, bị bắt giam phi pháp. Phụ nữ bị đánh chan hòa máu mặt ngay trên đường phố. Đàn ông bị đánh chấn thương sọ não trong nhà giam. \n\nTồn tại bằng công cụ bạo lực nhà nước, nhà nước cộng sản dung túng bao che cho những tội ác tày trời mà đám quân của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây nợ máu với dân và những tội ác đó đã đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang lên tới vị trí người đứng đầu nhà nước cộng sản. Tội ác của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây ra cho dân đã được nhà nước cộng sản dung túng bao che nhưng nhân dân dù bao dung vẫn đòi hỏi công bằng. Còn lịch sử luôn sòng phẳng và nghiêm khắc sẽ phán xét đảng cộng sản Việt Nam cùng những lãnh đạo hàng đầu của đảng trong đó có ông cò cảnh sát Trần Đại Quang tội chống lại nhân dân, chống lại dòng chảy tiến hóa của lịch sử, tội giam cầm, tù đày nhân dân trong nô lệ cộng sản.\n\nTượng đồng, tượng đá của Lê nin, ông trùm cộng sản thế giới đang bị giật đổ, đập nát ở khắp nơi trên những đất nước đã phải trải qua những năm dài tăm tối cộng sản. Ông cò cảnh sát Trần Đại Quang chồng chất nợ tự do, nợ máu với dân, một tội đồ của lịch sử Việt Nam thì lăng mộ hoành tráng của một tội ác như vậy sẽ tồn tại được bao lâu?\n\n3. THẦN THÁNH HÓA TỘI ÁC\n\nTriều đại nào đến hồi suy vi cũng nảy nòi ra nhiều trò hại dân, hại nước. Chỉ đến triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng mới có lệ dồn của cải tài nguyên của nước, vắt mồ hôi nước mắt của dân xây lăng tẩm cho Vua. Dồn dập, hối hả xây lăng tẩm nhưng bảy lăng tẩm bề thế, trùng trùng lớp lớp đền đài của các Vua nhà Nguyễn cũng không chiếm một tấc đất ruộng của dân. Không để dân mất đất sống, các Vua nhà Nguyễn đều chọn những triền núi hoang, không có vườn ruộng của dân, xây lăng mộ. \n\nLà lăng tẩm Vua nhà Nguyễn nhưng không thấy nhà mồ, chỉ thấy những đền đài mang vẻ đẹp của kiến trúc Phật giáo Việt Nam, mang thẩm mĩ tinh tế và tài hoa sáng tạo của dân gian Việt Nam đã tạo ra công trình hài hòa cùng thiên nhiên Việt Nam. Mái ngói rêu phong cổ kính đền đài thấp thoáng trong màu xanh thiên nhiên, như là một phần tư nhiên của thiên nhiên vĩnh hằng. Không gian trầm tư của lăng tẩm sâu hút trong tiếng rì rầm bất tận của rừng cây. Vẻ đẹp kiến trúc lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn tô điểm thêm vẻ đẹp mĩ lệ, huyền ảo cho thiên nhiên đất nước đã trở thành công trình nghệ thuật của muôn đời, trở thành tài sản văn hóa của nhân dân. Đó là sự đền bù cho tài nguyên của nước, cho công sức của dân đã đổ ra để có lăng tẩm các vua nhà Nguyễn. \n\nThời cộng sản, lăng mộ Hồ Chí Minh, một nhà mồ đơn độc khổng lồ ngạo nghễ giữa không gian mênh mông kinh kì đã nghĩa trang hóa, tha ma hóa cả kinh đô ngàn năm văn hiến. Trần trụi, bê tông hóa cả vùng đất bảng lảng sương khói huyền thoại với chùa Một Cột nhỏ nhắn như một đóa sen, với núi Nùng chỉ là gò đất giữa ngàn xanh bách thảo nhưng lãng đãng hơi sương Hồ Tây như thực, như ảo. Nhà mồ Hồ Chí Minh xám xịt, lạnh ngắt màu đá lạc lõng giữa sắc màu đô thị, lạc lõng giữa thời đại liên tiếp những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa con người tới nền văn minh tin học, giải phóng con người khỏi những thế lực thần quyền, con người đã trở thành những siêu nhân làm chủ cả vũ trụ. Lăng Hồ Chí Minh làm sống lại thế lực thần quyền, thần thánh hóa một thế lực chính trị phàm tục, đẫm máu dân và đã hết vai trò lịch sử. Lăng Hồ Chí Minh đưa Hồ Chí Minh lên thành vị thánh của cả nước, dìm cả một dân tộc đau thương thành thần dân của một thế lực thần quyền, thành nô lệ của một ông thánh do tuyên truyền cộng sản thêu dệt lên. \n\nCũng như lăng mả Hồ Chí Minh, lăng mả Trần Đại Quang cùng lăng mả, nhà bảo tàng, nhà tưởng niệm những nhân vật cộng sản hàng đầu khác như Trần Phú, Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh . . . đều nhằm thần thánh hóa con người cộng sản và tổ chức cộng sản đã gây quá nhiều đau khổ cho dân, đã gây quá nhiều mất mát, nguy hại cho nước. Lăng mộ Hồ Chí Minh đưa Hồ Chí Minh lên hàng thánh của cả nước thì lăng mộ Trần Đại Quang sẽ đưa ông cò cảnh sát Trần Đại Quang hai tay ròng ròng máu dân lên hàng thánh của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Rồi lăng mộ Đỗ Mười, lăng mộ Nguyễn Đức Bình và lăng mộ nhiều ông thủ lĩnh cộng sản kế tiếp sẽ đưa các ông đó lên hàng thánh ở vùng quê các ông. Từ nay, bầu trời tâm linh của người dân Việt Nam chỉ có các ông thánh cộng sản và đất sống của người dân Việt Nam trở thành đất sa mạc chết với trùng điệp, san sát, hiu hắt những lăng mộ cộng sản. \n\nLí tưởng sống của người cộng sản được tô vẽ vô cùng cao đẹp: Người cộng sản không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân! Nhưng con người cộng sản trong cuộc đời thực từ lúc sống đến cả cái chết lại vô cùng thấp hèn. Những người cộng sản đã lấy máu của hàng chục triệu người dân Việt Nam, đã dìm cả dân tộc Việt Nam vào cuộc chém giết suốt gần nửa thế kỉ để làm cuộc cách mạng trừ phong phản đế, diệt trừ phong kiến, đánh đuổi đế quốc giành chính quyền cho người cộng sản. Khi có chính quyền trong tay, những người cộng sản đã thiết lập một nhà nước vừa là thế quyền độc ác, tàn bạo hơn cả chính quyền đế quốc xâm lược, vừa là thần quyền mê muội, tăm tối, ngột ngạt hơn cả thời phong kiến cổ hủ. Cuộc đời và lăng mộ những người lãnh đạo cộng sản đã chứng minh và ghi nhận về một thời bất hạnh của giống nòi Việt Nam và một thời đen tối của lịch sử Việt Nam, thời cộng sản.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895277100162482176/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895150449072050176", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "MỘT CHẾ ĐỘ CHỈ BẮT DÂN PHẢI KÝ CÁC LOẠI CAM KẾT, CÒN HỌ CHẲNG CHỊU CAM KẾT VỚI DÂN.<br /><br />Ngày mai là tròn một tháng vụ bí thư chi bộ cơ sở dẫn nhóm người lạ xâm nhập trái phép gia đình tôi, tự tiện quay video trong nhà tôi...<br /><br />Sự việc nghiêm trọng này đã được tôi báo cáo với ông chủ tịch phường 03, quận Gò Vấp, TP. HCM và công an khu vực của phường, nhưng cho tới nay chưa thấy cơ quan nào hồi âm cho tôi cả.<br /><br />Trong khi đó người dân đi làm các loại giấy tờ giao dịch dân sự, ví dụ như nhà đất thì phải ký đủ loại “cam kết” vô lý...<br /><br />Đơn cử như dân phải cam kết chỉ có một căn nhà duy nhất thôi, hoặc là có nhiều hơn nữa thì cũng phải khai ra, để cơ quan thuế truy thu (nếu có)...<br /><br />Nghe ra có vẻ đúng, cần thiết, nhưng suy nghĩ kỹ thì thật là nực cười, thử hỏi ai là người cấp giấy tờ chủ quyền nhà đất cho người dân, nếu như không phải là nhà nước đang độc quyền làm việc đó? Vậy thì chỉ cần tra trên mạng là biết ngay mỗi người có bao nhiêu căn nhà, đã đóng thuế chưa? Đơn giản thế thôi mà cũng không làm, không dám chịu trách nhiệm, lại đẩy cho dân? Chính phủ điện tử là thế này sao?<br /><br />Cứ theo cái tư duy này của “ông nhà nước” thì khi đi đăng ký kết hôn có lẽ cũng phải ký cam kết tôi chỉ có một vợ hoặc một chồng thôi ư?<br /><br />Vậy thiết nghĩ toàn dân cũng nên viết cam kết không đái bậy, ị bậy nữa chứ??? Còn quan chức ngoài cam kết đó ra cũng phải cam kết không tham nhũng, không nâng đỡ không trong sáng ai đó???<br /><br />Mỗi lần ký cam kết xong lại phải đi ra phường xác nhận chữ ký, không chỉ mất thời gian, mà còn tốn kém tiền bạc của người dân, mà thực tế chẳng có giá trị gì cả.<br /><br />Sáng nay, khi ông chủ tịch phường 03 quận Gò Vấp ký xác nhận cho tôi xong, tiện thể tôi hỏi ông đã giải quyết tố cáo của tôi về vụ xâm nhập tư gia đến đâu rồi? Ông buông một câu ngắn gọn “tôi đã báo công an rồi”.<br /><br />Bực mình quá tôi làm rõ cho ông Bình chủ tịch rằng :”tôi cũng đã báo cáo công an phường rồi, trách nhiệm của ông là phó bí thư đảng ủy phường, ông Bình đã mời bí thư chi bộ cơ sở Thuận lên viết giải trình chưa? Như thế là ông trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, công an có việc của họ, ông Bình có việc của ông nhé”...<br /><br />Lẽ ra ông Bình phải viết cam kết làm đầy đủ trách nhiệm của một chủ tịch phường, phó bí thư đảng ủy phường, rồi cũng đóng lệ phí như dân thường phải chịu nhỉ?<br /><br />Chính quyền của dân, do dân, và vì dân thời đại “rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc” là như thế đấy.<br /><br />Sài Gòn, 10h04 ngày 06 tháng 10 năm 2018.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/895150449072050176", "published": "2018-10-06T03:28:18+00:00", "source": { "content": "MỘT CHẾ ĐỘ CHỈ BẮT DÂN PHẢI KÝ CÁC LOẠI CAM KẾT, CÒN HỌ CHẲNG CHỊU CAM KẾT VỚI DÂN.\n\nNgày mai là tròn một tháng vụ bí thư chi bộ cơ sở dẫn nhóm người lạ xâm nhập trái phép gia đình tôi, tự tiện quay video trong nhà tôi...\n\nSự việc nghiêm trọng này đã được tôi báo cáo với ông chủ tịch phường 03, quận Gò Vấp, TP. HCM và công an khu vực của phường, nhưng cho tới nay chưa thấy cơ quan nào hồi âm cho tôi cả.\n\nTrong khi đó người dân đi làm các loại giấy tờ giao dịch dân sự, ví dụ như nhà đất thì phải ký đủ loại “cam kết” vô lý...\n\nĐơn cử như dân phải cam kết chỉ có một căn nhà duy nhất thôi, hoặc là có nhiều hơn nữa thì cũng phải khai ra, để cơ quan thuế truy thu (nếu có)...\n\nNghe ra có vẻ đúng, cần thiết, nhưng suy nghĩ kỹ thì thật là nực cười, thử hỏi ai là người cấp giấy tờ chủ quyền nhà đất cho người dân, nếu như không phải là nhà nước đang độc quyền làm việc đó? Vậy thì chỉ cần tra trên mạng là biết ngay mỗi người có bao nhiêu căn nhà, đã đóng thuế chưa? Đơn giản thế thôi mà cũng không làm, không dám chịu trách nhiệm, lại đẩy cho dân? Chính phủ điện tử là thế này sao?\n\nCứ theo cái tư duy này của “ông nhà nước” thì khi đi đăng ký kết hôn có lẽ cũng phải ký cam kết tôi chỉ có một vợ hoặc một chồng thôi ư?\n\nVậy thiết nghĩ toàn dân cũng nên viết cam kết không đái bậy, ị bậy nữa chứ??? Còn quan chức ngoài cam kết đó ra cũng phải cam kết không tham nhũng, không nâng đỡ không trong sáng ai đó???\n\nMỗi lần ký cam kết xong lại phải đi ra phường xác nhận chữ ký, không chỉ mất thời gian, mà còn tốn kém tiền bạc của người dân, mà thực tế chẳng có giá trị gì cả.\n\nSáng nay, khi ông chủ tịch phường 03 quận Gò Vấp ký xác nhận cho tôi xong, tiện thể tôi hỏi ông đã giải quyết tố cáo của tôi về vụ xâm nhập tư gia đến đâu rồi? Ông buông một câu ngắn gọn “tôi đã báo công an rồi”.\n\nBực mình quá tôi làm rõ cho ông Bình chủ tịch rằng :”tôi cũng đã báo cáo công an phường rồi, trách nhiệm của ông là phó bí thư đảng ủy phường, ông Bình đã mời bí thư chi bộ cơ sở Thuận lên viết giải trình chưa? Như thế là ông trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, công an có việc của họ, ông Bình có việc của ông nhé”...\n\nLẽ ra ông Bình phải viết cam kết làm đầy đủ trách nhiệm của một chủ tịch phường, phó bí thư đảng ủy phường, rồi cũng đóng lệ phí như dân thường phải chịu nhỉ?\n\nChính quyền của dân, do dân, và vì dân thời đại “rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc” là như thế đấy.\n\nSài Gòn, 10h04 ngày 06 tháng 10 năm 2018.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:895150449072050176/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:894476376034750464", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "TÀI KHÔNG KỂ TUỔI.<br /><br />Trên thế giới có nhiều nhà lãnh đạo giữ cương vị cao nhất khi còn trẻ, ngược lại cũng có vị nhậm chức khi đã thuộc lớp người “xưa nay hiếm”, nghĩa là ngoài 70 tuổi...<br /><br />Ta hãy lấy ngay quốc gia dân chủ “nhất thế giới” là Mỹ làm ví dụ nhé, tổng thống trẻ nhất của Mỹ lúc nhậm chức là ông Kennedy khi 43 tuổi, và tổng thống “già nhất” cho tới nay là Reagan nhậm chức lúc 70 tuổi, và cầm quyền liền hai nhiệm kỳ đến năm 78 tuổi mới thôi.<br /><br />Phàm là tổng thống Mỹ thì ông nào cũng tài giỏi cả, nhưng thành tích đóng góp cho nhân dân Mỹ cũng như ảnh hưởng quốc tế thì không phải ai cũng giống nhau.<br /><br />Ngay như ông Kennedy tuổi trẻ tài cao nhưng chưa làm được gì xứng đáng với tầm vóc của mình, thì đã bỏ mạng vì một tay súng bắn tỉa, trước đó đồng minh thân cận nhất của ông cũng bị quân đảo chính giết hại, ảnh hưởng không nhỏ tới bàn cờ chính trị Việt Nam.<br /><br />Còn ngược lại cố tổng thống Reagan cũng bị ám sát ngay trong nhiệm kỳ thứ nhất, nhưng ông không chết, sau khi được phẫu thuật lấy các viên đạn ra, thì ông vẫn đủ sức khỏe phục vụ liên tục cả hai nhiệm kỳ tổng thống. <br /><br />Hơn thế nữa, không tốn một viên đạn, một giọt máu mà ông đã góp phần quyết định vào việc làm tan rã Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa cộng sản thế giới cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu...<br /><br />Cuối đời ông được vinh danh là tổng thống Mỹ vĩ đại nhất của mọi thời đại, và sống thọ tới 93 tuổi.<br /><br />Nhiều người chê tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhậm chức chủ tịch nước ở tuổi 74, cho rằng ông Trọng đã già rồi, theo tôi nghĩ như vậy là chưa khách quan, nặng về cảm tính yêu ghét.<br /><br />Điều quan trọng, quyết định nhất không phải là tuổi tác, mà là cái cơ chế nào vận hành để ông Trọng được lựa chọn, nó có thực sự dân chủ không? Và đường lối ông ta sẽ thi hành có đáp ứng nguyện vọng chân chính của đa số nhân dân Việt Nam hay không?<br /><br />Chúng ta hãy đánh giá ông Trọng qua việc làm thực tế, chứ không phải là tuổi tác, như vậy khách quan hơn.<br /><br />Thời gian sẽ cho câu trả lời.<br /><br />Sài Gòn, 11h01 ngày 04 tháng 10 năm 2018.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/894476376034750464", "published": "2018-10-04T06:49:46+00:00", "source": { "content": "TÀI KHÔNG KỂ TUỔI.\n\nTrên thế giới có nhiều nhà lãnh đạo giữ cương vị cao nhất khi còn trẻ, ngược lại cũng có vị nhậm chức khi đã thuộc lớp người “xưa nay hiếm”, nghĩa là ngoài 70 tuổi...\n\nTa hãy lấy ngay quốc gia dân chủ “nhất thế giới” là Mỹ làm ví dụ nhé, tổng thống trẻ nhất của Mỹ lúc nhậm chức là ông Kennedy khi 43 tuổi, và tổng thống “già nhất” cho tới nay là Reagan nhậm chức lúc 70 tuổi, và cầm quyền liền hai nhiệm kỳ đến năm 78 tuổi mới thôi.\n\nPhàm là tổng thống Mỹ thì ông nào cũng tài giỏi cả, nhưng thành tích đóng góp cho nhân dân Mỹ cũng như ảnh hưởng quốc tế thì không phải ai cũng giống nhau.\n\nNgay như ông Kennedy tuổi trẻ tài cao nhưng chưa làm được gì xứng đáng với tầm vóc của mình, thì đã bỏ mạng vì một tay súng bắn tỉa, trước đó đồng minh thân cận nhất của ông cũng bị quân đảo chính giết hại, ảnh hưởng không nhỏ tới bàn cờ chính trị Việt Nam.\n\nCòn ngược lại cố tổng thống Reagan cũng bị ám sát ngay trong nhiệm kỳ thứ nhất, nhưng ông không chết, sau khi được phẫu thuật lấy các viên đạn ra, thì ông vẫn đủ sức khỏe phục vụ liên tục cả hai nhiệm kỳ tổng thống. \n\nHơn thế nữa, không tốn một viên đạn, một giọt máu mà ông đã góp phần quyết định vào việc làm tan rã Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa cộng sản thế giới cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu...\n\nCuối đời ông được vinh danh là tổng thống Mỹ vĩ đại nhất của mọi thời đại, và sống thọ tới 93 tuổi.\n\nNhiều người chê tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhậm chức chủ tịch nước ở tuổi 74, cho rằng ông Trọng đã già rồi, theo tôi nghĩ như vậy là chưa khách quan, nặng về cảm tính yêu ghét.\n\nĐiều quan trọng, quyết định nhất không phải là tuổi tác, mà là cái cơ chế nào vận hành để ông Trọng được lựa chọn, nó có thực sự dân chủ không? Và đường lối ông ta sẽ thi hành có đáp ứng nguyện vọng chân chính của đa số nhân dân Việt Nam hay không?\n\nChúng ta hãy đánh giá ông Trọng qua việc làm thực tế, chứ không phải là tuổi tác, như vậy khách quan hơn.\n\nThời gian sẽ cho câu trả lời.\n\nSài Gòn, 11h01 ngày 04 tháng 10 năm 2018.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:894476376034750464/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:893745493022277632", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "NHỚ VỀ ÔNG ĐỖ MƯỜI.<br /><br />VTV vừa đưa tin chính thức ông Đỗ Mười đã từ trần, phút chốc một vài dấu ấn về vị cố tổng bí thư, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) lại trỗi dậy trong tôi.<br /><br />Những năm 70 của thế kỷ trước, mới 4h sáng, bất kể mùa hè nóng nực hay rét buốt cắt da thịt của mùa đông Hà Nội, lũ trẻ chúng tôi hầu như hôm nào cũng được tập thể dục với một người đàn ông cao lớn, luôn mặc bộ đồ Pijama và đi đôi guốc mộc .., đó là phó thủ tướng Đỗ Mười tại thời điểm này.<br /><br />Có lần anh vệ sĩ còn chỉ cho chúng tôi vài thế võ khi tháp tùng ông Đỗ Mười tập thể dục buổi sáng, thậm chí anh còn đi nhặt cả những viên gạch mà chúng tôi xếp làm cầu môn đá bóng trước cửa nhà ông Mười, rồi bỏ lại sau cuộc chơi.<br /><br />Con đường về làng Đông Mỹ quê hương ông ngay ngoại thành Hà Nội, những năm 80 của thế kỷ trước đầy ổ voi, ổ trâu, và lầy lội bùn ruộng..., khi biết ông Mười ghé thăm nhà thì cán bộ xã tranh thủ đề xuất xin tiền ông làm đường, rất thẳng thắn ông Mười đáp “đất nước này nhiều nơi khác cần phải làm đường hơn ở đây...”, thế là lãnh đạo địa phương tỉu nghỉu ra về.<br /><br />Người dân phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hẳn chưa quên trong một đại hội đảng cơ sở, ông Đỗ Mười đã chỉ tay vào một cán bộ nữ rồi nói :”cán bộ trẻ ở cơ sở là đây chứ ở đâu nữa...”, thế là từ đó vị cán bộ này thăng tiến nhanh hơn tên lửa của Kim Jung Un...<br /><br />Khi đi thăm Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước chủ nhà có “lỳ xì” cho tổng bí thư Đỗ Mười khoảng 1 triệu USD (chính cháu ruột ông Đỗ Mười kể lại chuyện này với tôi), rồi ông mua 40 dàn máy vi tính để làm quà tặng cho các cháu học sinh từ số tiền đó, còn lại để dành cho mình.<br /><br />Nhớ lại lúc vượt ngục Hoả Lò, Hà Nội, do to con nhất trong số tù chính trị, mà ông Mười được chi bộ nhà tù phân công chui cuối cùng để ra khỏi ống cống đường phố Hà Nội, bởi lẽ nếu ông Mười chui ống cống ra trước mà tắc cống, thì tất cả tù nhân sẽ không ra được.<br /><br />Thì ra ông và các đồng chí của mình đã chui ống cống trước Gadaffi từ gần trăm năm rồi đấy.<br /><br />Sau này khi Hà Nội quyết định phá phần lớn nhà tù Hoả Lò để xây dựng khách sạn hiện đại, các vị lão thành cách mạng đã phản đối dữ dội, tổng bí thư Đỗ Mười buộc phải đích thân thuyết phục những người bạn “chui ống cống” năm xưa chấp thuận việc này, chỉ giữ lại một phần nhỏ nhà tù làm di tích cách mạng thôi.<br /><br />Trên cương vị tổng bí thư đảng CSVN, có lần tiếp một vị nguyên thủ nước phương Tây, lúc họ nêu vấn đề “nhân quyền” ra với Việt Nam, thì bất ngờ bị chủ nhà tố cáo ngược bằng cách vạch ra vết thương trên người mình kèm câu trách cứ tức giận :“các ông nói nhân quyền mà xây nhà tù giữa thủ đô nước tôi, giam giữ rồi đánh tôi thành tật đây này...”, khách bí quá phải chuyển đề tài ngay. <br /><br />Có lẽ thời thực dân Pháp cai trị chưa có khái niệm “tự tử khi bị giam giữ...”, nên tuy bị tù đầy mà ông Mười vẫn sống khỏe, sống thọ.<br /><br />Là một cán bộ lãnh đạo từng trải qua hầu hết các môi trường đấu tranh chính trị khắc nghiệt, ông là điển hình cho khả năng thích ứng với sự thay đổi để tồn tại, và sống tới hơn trăm tuổi.<br /><br />Nghe cháu ông kể tên thật của ông là Nguyễn Duy Cống, và ông nội của cố TBT Đỗ Mười là tiến sĩ có bia dựng ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám nữa.<br /><br />Hoạn lợn chỉ là cái vỏ bên ngoài một thời phải diễn kịch thôi, cũng là nhiệm vụ đảng giao cho hết.<br /><br />Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ tấm gương rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe của cố tổng bí thư Đỗ Mười.<br /><br />Sài Gòn, 06h22 ngày 02 tháng 10 năm 2018.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/893745493022277632", "published": "2018-10-02T06:25:30+00:00", "source": { "content": "NHỚ VỀ ÔNG ĐỖ MƯỜI.\n\nVTV vừa đưa tin chính thức ông Đỗ Mười đã từ trần, phút chốc một vài dấu ấn về vị cố tổng bí thư, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) lại trỗi dậy trong tôi.\n\nNhững năm 70 của thế kỷ trước, mới 4h sáng, bất kể mùa hè nóng nực hay rét buốt cắt da thịt của mùa đông Hà Nội, lũ trẻ chúng tôi hầu như hôm nào cũng được tập thể dục với một người đàn ông cao lớn, luôn mặc bộ đồ Pijama và đi đôi guốc mộc .., đó là phó thủ tướng Đỗ Mười tại thời điểm này.\n\nCó lần anh vệ sĩ còn chỉ cho chúng tôi vài thế võ khi tháp tùng ông Đỗ Mười tập thể dục buổi sáng, thậm chí anh còn đi nhặt cả những viên gạch mà chúng tôi xếp làm cầu môn đá bóng trước cửa nhà ông Mười, rồi bỏ lại sau cuộc chơi.\n\nCon đường về làng Đông Mỹ quê hương ông ngay ngoại thành Hà Nội, những năm 80 của thế kỷ trước đầy ổ voi, ổ trâu, và lầy lội bùn ruộng..., khi biết ông Mười ghé thăm nhà thì cán bộ xã tranh thủ đề xuất xin tiền ông làm đường, rất thẳng thắn ông Mười đáp “đất nước này nhiều nơi khác cần phải làm đường hơn ở đây...”, thế là lãnh đạo địa phương tỉu nghỉu ra về.\n\nNgười dân phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hẳn chưa quên trong một đại hội đảng cơ sở, ông Đỗ Mười đã chỉ tay vào một cán bộ nữ rồi nói :”cán bộ trẻ ở cơ sở là đây chứ ở đâu nữa...”, thế là từ đó vị cán bộ này thăng tiến nhanh hơn tên lửa của Kim Jung Un...\n\nKhi đi thăm Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước chủ nhà có “lỳ xì” cho tổng bí thư Đỗ Mười khoảng 1 triệu USD (chính cháu ruột ông Đỗ Mười kể lại chuyện này với tôi), rồi ông mua 40 dàn máy vi tính để làm quà tặng cho các cháu học sinh từ số tiền đó, còn lại để dành cho mình.\n\nNhớ lại lúc vượt ngục Hoả Lò, Hà Nội, do to con nhất trong số tù chính trị, mà ông Mười được chi bộ nhà tù phân công chui cuối cùng để ra khỏi ống cống đường phố Hà Nội, bởi lẽ nếu ông Mười chui ống cống ra trước mà tắc cống, thì tất cả tù nhân sẽ không ra được.\n\nThì ra ông và các đồng chí của mình đã chui ống cống trước Gadaffi từ gần trăm năm rồi đấy.\n\nSau này khi Hà Nội quyết định phá phần lớn nhà tù Hoả Lò để xây dựng khách sạn hiện đại, các vị lão thành cách mạng đã phản đối dữ dội, tổng bí thư Đỗ Mười buộc phải đích thân thuyết phục những người bạn “chui ống cống” năm xưa chấp thuận việc này, chỉ giữ lại một phần nhỏ nhà tù làm di tích cách mạng thôi.\n\nTrên cương vị tổng bí thư đảng CSVN, có lần tiếp một vị nguyên thủ nước phương Tây, lúc họ nêu vấn đề “nhân quyền” ra với Việt Nam, thì bất ngờ bị chủ nhà tố cáo ngược bằng cách vạch ra vết thương trên người mình kèm câu trách cứ tức giận :“các ông nói nhân quyền mà xây nhà tù giữa thủ đô nước tôi, giam giữ rồi đánh tôi thành tật đây này...”, khách bí quá phải chuyển đề tài ngay. \n\nCó lẽ thời thực dân Pháp cai trị chưa có khái niệm “tự tử khi bị giam giữ...”, nên tuy bị tù đầy mà ông Mười vẫn sống khỏe, sống thọ.\n\nLà một cán bộ lãnh đạo từng trải qua hầu hết các môi trường đấu tranh chính trị khắc nghiệt, ông là điển hình cho khả năng thích ứng với sự thay đổi để tồn tại, và sống tới hơn trăm tuổi.\n\nNghe cháu ông kể tên thật của ông là Nguyễn Duy Cống, và ông nội của cố TBT Đỗ Mười là tiến sĩ có bia dựng ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám nữa.\n\nHoạn lợn chỉ là cái vỏ bên ngoài một thời phải diễn kịch thôi, cũng là nhiệm vụ đảng giao cho hết.\n\nXin thắp một nén nhang tưởng nhớ tấm gương rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe của cố tổng bí thư Đỗ Mười.\n\nSài Gòn, 06h22 ngày 02 tháng 10 năm 2018.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:893745493022277632/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:893673281544392704", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "ĐƯỜNG CÒN DÀI LẮM.<br /><br />Trong ngày hôm nay có ít nhất hai đồng nghiệp, toàn là những người trình độ sau đại học hoặc trên đại học cả, lúc gặp nhau họ khen các bài trả lời phỏng vấn của tôi với đài RFA, VOA..., nhất là lời giải thích đầy đủ, chặt chẽ, có sức thuyết phục về nguyên nhân cái chết của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa rồi...<br /><br />Nhưng sau đó tất cả đều đặt câu hỏi với tôi, dù tại thời gian, địa điểm khác nhau, là :”anh trả lời phỏng vấn như vậy có được trả tiền không?”.<br /><br />Tôi chẳng ngạc nhiên lắm khi được họ hỏi như vậy, chỉ thấy một nỗi buồn man mác trào dâng trong lòng, thì ra với đa số người Việt Nam bây giờ, để cho họ nói lên sự thật, thể hiện chính kiến của mình..., thì cũng phải TRẢ TIỀN nữa cơ đấy???<br /><br />Tôi mong rằng mình SAI, nhưng thực tế lại chứng minh cho tôi điều ngược lại.<br /><br />Cách mạng không thể xuất khẩu được, chân lý ấy luôn luôn đúng.<br /><br />Vậy mà vẫn có người ảo tưởng cho rằng mọi sự thay đổi sẽ diễn ra “trong một đêm thôi”???<br /><br />Đừng há miệng mà chờ SUNG rụng.<br /><br />Sài Gòn, 20h29 ngày 01 tháng 10 năm 2018.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/893673281544392704", "published": "2018-10-02T01:38:33+00:00", "source": { "content": "ĐƯỜNG CÒN DÀI LẮM.\n\nTrong ngày hôm nay có ít nhất hai đồng nghiệp, toàn là những người trình độ sau đại học hoặc trên đại học cả, lúc gặp nhau họ khen các bài trả lời phỏng vấn của tôi với đài RFA, VOA..., nhất là lời giải thích đầy đủ, chặt chẽ, có sức thuyết phục về nguyên nhân cái chết của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa rồi...\n\nNhưng sau đó tất cả đều đặt câu hỏi với tôi, dù tại thời gian, địa điểm khác nhau, là :”anh trả lời phỏng vấn như vậy có được trả tiền không?”.\n\nTôi chẳng ngạc nhiên lắm khi được họ hỏi như vậy, chỉ thấy một nỗi buồn man mác trào dâng trong lòng, thì ra với đa số người Việt Nam bây giờ, để cho họ nói lên sự thật, thể hiện chính kiến của mình..., thì cũng phải TRẢ TIỀN nữa cơ đấy???\n\nTôi mong rằng mình SAI, nhưng thực tế lại chứng minh cho tôi điều ngược lại.\n\nCách mạng không thể xuất khẩu được, chân lý ấy luôn luôn đúng.\n\nVậy mà vẫn có người ảo tưởng cho rằng mọi sự thay đổi sẽ diễn ra “trong một đêm thôi”???\n\nĐừng há miệng mà chờ SUNG rụng.\n\nSài Gòn, 20h29 ngày 01 tháng 10 năm 2018.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:893673281544392704/activity" }, { "type": "Create", "actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "object": { "type": "Note", "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:893672518350897152", "attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939", "content": "NHỚ VỀ ÔNG ĐỖ MƯỜI.<br /><br />VTV vừa đưa tin chính thức ông Đỗ Mười đã từ trần, phút chốc một vài dấu ấn về vị cố tổng bí thư, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) lại trỗi dậy trong tôi.<br /><br />Những năm 70 của thế kỷ trước, mới 4h sáng, bất kể mùa hè nóng nực hay rét buốt cắt da thịt của mùa đông Hà Nội, lũ trẻ chúng tôi hầu như hôm nào cũng được tập thể dục với một người đàn ông cao lớn, luôn mặc bộ đồ Pijama và đi đôi guốc mộc .., đó là phó thủ tướng Đỗ Mười tại thời điểm này.<br /><br />Có lần anh vệ sĩ còn chỉ cho chúng tôi vài thế võ khi tháp tùng ông Đỗ Mười tập thể dục buổi sáng, thậm chí anh còn đi nhặt cả những viên gạch mà chúng tôi xếp làm cầu môn đá bóng trước cửa nhà ông Mười, rồi bỏ lại sau cuộc chơi.<br /><br />Con đường về làng Đông Mỹ quê hương ông ngay ngoại thành Hà Nội, những năm 80 của thế kỷ trước đầy ổ voi, ổ trâu..., khi ông Mười ghé thăm nhà thì cán bộ xã tranh thủ đề xuất xin tiền ông làm đường, rất thẳng thắn ông Mười đáp “đất nước này nhiều nơi khác cần phải làm đường hơn ở đây...”, thế là lãnh đạo địa phương tỉu nghỉu ra về.<br /><br />Người dân phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hẳn chưa quên trong một đại hội đảng cơ sở, ông Đỗ Mười đã chỉ tay vào một cán bộ nữ rồi nói :”cán bộ trẻ ở cơ sở là đây chứ ở đâu nữa...”, thế là từ đó vị cán bộ này thăng tiến nhanh hơn tên lửa của Kim Jung Un...<br /><br />Khi đi thăm Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước chủ nhà có “lỳ xì” cho tổng bí thư Đỗ Mười khoảng 1 triệu USD (chính cháu ruột ông Đỗ Mười kể lại chuyện này với tôi), rồi ông mua 40 dàn máy vi tính để làm quà tặng cho các cháu học sinh từ số tiền đó, còn lại để dành cho mình.<br /><br />Nhớ lại lúc vượt ngục Hoả Lò, Hà Nội, do to con nhất trong số tù chính trị, mà ông Mười được chi bộ nhà tù phân công chui cuối cùng để ra khỏi ống cống đường phố Hà Nội, bởi lẽ nếu ông Mười chui ống cống ra trước mà tắc cống, thì tất cả tù nhân sẽ không ra được.<br /><br />Thì ra ông và các đồng chí của mình đã chui ống cống trước Gadaffi từ gần cả trăm năm rồi đấy.<br /><br />Là một cán bộ lãnh đạo từng trải qua hầu hết các môi trường đấu tranh chính trị khắc nghiệt, ông là điển hình cho khả năng thích ứng với sự thay đổi để tồn tại, và sống thọ hơn trăm tuổi.<br /><br />Nghe cháu ông kể tên thật của ông là Nguyễn Duy Cống, và ông nội của cố TBT Đỗ Mười là tiến sĩ có bia dựng ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám nữa.<br /><br />Hoạn lợn chỉ là cái vỏ bên ngoài một thời phải diễn kịch thôi, cũng là nhiệm vụ đảng giao cho hết.<br /><br />Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ tấm gương rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe của cố tổng bí thư Đỗ Mười.<br /><br />Sài Gòn, 06h22 ngày 02 tháng 10 năm 2018.", "to": [ "https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public" ], "cc": [ "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/followers" ], "tag": [], "url": "https://www.minds.com/newsfeed/893672518350897152", "published": "2018-10-02T01:35:31+00:00", "source": { "content": "NHỚ VỀ ÔNG ĐỖ MƯỜI.\n\nVTV vừa đưa tin chính thức ông Đỗ Mười đã từ trần, phút chốc một vài dấu ấn về vị cố tổng bí thư, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (thủ tướng) lại trỗi dậy trong tôi.\n\nNhững năm 70 của thế kỷ trước, mới 4h sáng, bất kể mùa hè nóng nực hay rét buốt cắt da thịt của mùa đông Hà Nội, lũ trẻ chúng tôi hầu như hôm nào cũng được tập thể dục với một người đàn ông cao lớn, luôn mặc bộ đồ Pijama và đi đôi guốc mộc .., đó là phó thủ tướng Đỗ Mười tại thời điểm này.\n\nCó lần anh vệ sĩ còn chỉ cho chúng tôi vài thế võ khi tháp tùng ông Đỗ Mười tập thể dục buổi sáng, thậm chí anh còn đi nhặt cả những viên gạch mà chúng tôi xếp làm cầu môn đá bóng trước cửa nhà ông Mười, rồi bỏ lại sau cuộc chơi.\n\nCon đường về làng Đông Mỹ quê hương ông ngay ngoại thành Hà Nội, những năm 80 của thế kỷ trước đầy ổ voi, ổ trâu..., khi ông Mười ghé thăm nhà thì cán bộ xã tranh thủ đề xuất xin tiền ông làm đường, rất thẳng thắn ông Mười đáp “đất nước này nhiều nơi khác cần phải làm đường hơn ở đây...”, thế là lãnh đạo địa phương tỉu nghỉu ra về.\n\nNgười dân phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hẳn chưa quên trong một đại hội đảng cơ sở, ông Đỗ Mười đã chỉ tay vào một cán bộ nữ rồi nói :”cán bộ trẻ ở cơ sở là đây chứ ở đâu nữa...”, thế là từ đó vị cán bộ này thăng tiến nhanh hơn tên lửa của Kim Jung Un...\n\nKhi đi thăm Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước chủ nhà có “lỳ xì” cho tổng bí thư Đỗ Mười khoảng 1 triệu USD (chính cháu ruột ông Đỗ Mười kể lại chuyện này với tôi), rồi ông mua 40 dàn máy vi tính để làm quà tặng cho các cháu học sinh từ số tiền đó, còn lại để dành cho mình.\n\nNhớ lại lúc vượt ngục Hoả Lò, Hà Nội, do to con nhất trong số tù chính trị, mà ông Mười được chi bộ nhà tù phân công chui cuối cùng để ra khỏi ống cống đường phố Hà Nội, bởi lẽ nếu ông Mười chui ống cống ra trước mà tắc cống, thì tất cả tù nhân sẽ không ra được.\n\nThì ra ông và các đồng chí của mình đã chui ống cống trước Gadaffi từ gần cả trăm năm rồi đấy.\n\nLà một cán bộ lãnh đạo từng trải qua hầu hết các môi trường đấu tranh chính trị khắc nghiệt, ông là điển hình cho khả năng thích ứng với sự thay đổi để tồn tại, và sống thọ hơn trăm tuổi.\n\nNghe cháu ông kể tên thật của ông là Nguyễn Duy Cống, và ông nội của cố TBT Đỗ Mười là tiến sĩ có bia dựng ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám nữa.\n\nHoạn lợn chỉ là cái vỏ bên ngoài một thời phải diễn kịch thôi, cũng là nhiệm vụ đảng giao cho hết.\n\nXin thắp một nén nhang tưởng nhớ tấm gương rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe của cố tổng bí thư Đỗ Mười.\n\nSài Gòn, 06h22 ngày 02 tháng 10 năm 2018.", "mediaType": "text/plain" } }, "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/entities/urn:activity:893672518350897152/activity" } ], "id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/outbox", "partOf": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859444127861841939/outboxoutbox" }