A small tool to view real-world ActivityPub objects as JSON! Enter a URL
or username from Mastodon or a similar service below, and we'll send a
request with
the right
Accept
header
to the server to view the underlying object.
{
"@context": "https://www.w3.org/ns/activitystreams",
"type": "OrderedCollectionPage",
"orderedItems": [
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:892417655573782528",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "5 CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAI LẦM<br /><br />Hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy và đầu tư giúp tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều nhóm nhà đầu tư khác nhau, từ những chị nội chợ, những anh kỹ sư, bác sỹ cho đến những CFO, CEO của các tập đoàn lớn. Giúp đỡ được nhiều người, cũng được nhiều người giúp đỡ lại, thấy mình thật may mắn.<br /><br />Sau khi cho ku Bon yên vị, ngồi vào góc bàn làm việc quen thuộc, nghe một bản nhạc không lời, lướt tin một lượt, thấy nhiều người trao đổi về TTF, cảm xúc dâng chào đã làm tôi nhớ lại câu chuyện về một anh CFO (xin giấu tên) của một tập đoàn đa quốc gia đã thất bại nặng nề khi đầu tư vào mã này năm 2016. Tự nhiên muốn viết một điều gì đó, biết đâu ai đó cần.<br /><br />\"TTF tốt mà, doanh thu và lợi nhuận đang tăng trưởng mạnh, anh nghe mấy anh em bên đó nói là đơn hàng làm không xuể, Vin còn đang mê mẩn, giá này còn rẻ chán, em thấy thế nào?\" .... Anh vừa lái xe, vừa thao thao bất tuyệt kể tôi nghe về thành tựu đầu tư của anh, nhìn vẻ hạnh phúc của anh, tôi đoán có lẽ đây là Case thành công nhất trong 3 năm anh đầu tư ở Việt Nam. <br /><br />\"Thấy thế nào ư?\" Tôi không giám nói với anh suy nghĩ thực của mình. Bởi với tôi anh là một tiền bối, anh hơn tôi gần một con giáp, anh là CFO của một tập đoàn lớn, anh hơn tôi ti tỉ thứ khác. Và hơn hết tôi không muốn làm anh tụt cảm xúc, thứ cảm xúc đã cướp hết tiền tích góp của anh và bao nhiêu người khác. Sau này, tôi không có dịp gặp lại anh, tôi không biết quyết định im lặng của mình lúc đó là đúng hay sai, xin lỗi anh.<br /><br />* Quá tập trung vào báo cáo thu nhập<br /><br />Đây là sai lầm phổ biến nhất, chính người anh mà tôi nhắc bên trên, một CFO kỳ cựu, người rất giỏi về con số cũng mắc sai lầm ngớ ngẩn này. Tôi luôn coi báo cáo thu nhập là báo cáo ít quan trọng nhất trong 3 loại báo cáo tài chính, nó là kết quả của những khoản đầu tư trong quá khứ, nó không thể hiện được nhiều điều về tiềm năng doanh nghiệp, thậm chí nếu để nó một mình, nó trở lên vô nghĩa trong đầu tư. Nhiều người thích sử dụng biên lãi để nói về lợi thế cạnh tranh, nhiều người thích dùng tăng trưởng lợi nhuận để nói về tốt hay xấu, vân vân và vân vân .... Tôi xin nói thẳng, tôi đã gặp rất nhiều doanh nghiệp biên lãi cao ngút trời, nhưng không hề có lợi thế cạnh tranh, tôi cũng gặp nhiều doanh nghiệp tăng trưởng nhanh như vũ bão nhưng chỉ mấy năm sau đó họ không thể lên nổi báo cáo tài chính của mình. Vì sao ư, vì thứ bạn nhìn là thứ ảo nhất trong các thứ ảo, thứ không đáng tin nhất trong tất cả các con số tài chính. Vậy cho nên đừng chỉ chăm chăm vào báo cáo thu nhập, nó chỉ là hệ quả chứ không phải cốt lõi.<br /><br />* Bỏ qua thứ quan trọng nhất trên báo cáo tài chính<br /><br />Nhiều người có thể phản biện tôi, nhưng thứ quan trọng nhất trên báo cáo tài chính không phải là báo cáo lưu chuyển tiền mà chính là bảng cân đối kế toán. Nhưng tiếc thay, hầu hết mọi người đều không đọc nó. Tôi phải công nhận bảng cân đối kế toán là thứ phức tạp nhất trong các báo cáo tài chính, tôi thường phải mất tới 3 buổi học mới giúp các học viên của mình nắm được bảng cân đối kế toán, trong khi báo cáo lưu chuyển tiền và báo cáo thu nhập, tôi chỉ cần 1 buổi học là done. Chính vì mức độ phức tạp của nó nên phần lớn các nhà đầu tư bỏ qua nó là điều dễ hiểu và đây chính là điểm chết người. Nếu bạn muốn đánh giá một doanh nghiệp triển vọng thế nào trong tương lai, ban lãnh đạo có đạo đức và tài năng hay không, bạn phải nhìn cách ban lãnh đạo lấy tiền từ đâu và đưa tiền của mình vào những tài sản nào, chính những khoản chi tiền này mới là thứ quyết định tương lai của doanh nghiệp. Hãy nhớ \"những gì có ở hiện tại là sự cố gắng của quá khứ, tương lai thế nào lại phụ thuộc vào những gì làm ở hiện tại\".<br /><br />* Chỉ quan tâm vào các con số tài chính<br /><br />Đây là sai lầm mà nhiều người phải nếm trải khi đầu tư vào Chiều Xạ An Phú (mã APC), cái tên ám ảnh với nhiều người, trong đó có cả tôi. Có thể nói nếu bạn ngồi lọc doanh nghiệp đầu tư theo bộ tiêu chí tài chính thì tôi chắc chắn APC sẽ lọt thỏm vào bộ lọc của bạn, thậm chí có thể là top đầu, những con số tài chính quá đẹp, tuyệt vời. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những con số đẹp đẽ đó lại là những cái đầu đầy toan tính, đầy nguy hiểm. Bài học rút ra ở đây \"hoa hồng thường có gai và thị trường chỉ sai trong một số trường hợp\", chính vì vậy khi bạn thấy một cơ hội đầu tư quá hấp dẫn dựa vào những con số, đừng mừng vội, hãy bình tĩnh nhìn cả những yếu tố định tính như ban lãnh đạo, cơ cấu cổ đông và tính minh bạch thông tin, những thứ có thể cứu bạn một bàn thua đậm.<br /><br />* Không chú ý đến đơn vị kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên<br /><br />Nhiều người không biết kỳ báo cáo nào thì được soát xét/ kiểm toán, không biết xem đơn vị kiểm toán ở đâu, không biết kiểm toán để ý kiến về báo cáo tài chính chỗ nào. Đừng buồn nếu bạn nằm trong số đó, vì 10 người tôi có dịp hỗ trợ, gần như cả 10 đều không biết điều đó. Đây là điều vô cùng nguy hiểm. Bởi có những doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ tư vấn của kiểm toán viên, họ làm giả các con số rất hoàn hảo, chúng ta khó có thể thấy những điều bất hợp lý trong những báo cáo như thế. Kinh nghiệm của tôi lúc này là check kiểm toán là ai, cách họ viết ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Có những công ty kiểm toán trong danh sách đen của tôi, chỉ cần thấy logo của công ty đó xuất hiện là tôi loại ngay doanh nghiệp để đơn vị đó kiểm toán. Các cụ có câu \"rau nào sâu đấy\" không sai đâu.<br /><br />* Chỉ đọc báo cáo tài chính hợp nhất<br /><br />Đây là sai lầm dễ gặp phải của cả những nhà đầu tư kỳ cựu trong nghề. Tại sao ư? Vì nó quá phức tạp và tốn thời gian. Riêng chỉ đọc báo cáo tài chính hợp nhất 10 năm, 20 quý để hiểu doanh nghiệp đã đủ nổ lão rồi, bây giờ bạn phải móc tiếp cái 10 năm 20 quý của công ty mẹ ra nữa, thực sự là một công việc rất dễ làm người ta lười. Nhưng đây lại là điều cực kỳ quan trọng và hé lộ nhiều điều về doanh nghiệp. Tôi còn nhớ như in có một lần tôi nhìn một doanh nghiệp với ngập tràn tiền mặt trong ngân hàng, nó làm tôi hiếu kỳ và thấy thích thú, biết đâu lại là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên khi kiểm tra kỹ lại tôi mới biết rằng, số tiền đó là của một công ty con trong cả mớ công ty mà công ty mẹ sở hữu. Một ngày đẹp trời, tỷ lệ sở hữu tại công ty con về dưới 50%, số tiền đó biến mất khỏi bảng cân đối kế toán,...... nghĩ đến đã thấy đau đầu rồi.<br /><br />Quay đi quay lại đã hơn 10 giờ đêm, đến lúc phải đi ngủ, còn nhiều điều muốn viết hơn nữa, muốn học hỏi hơn nữa, tuy nhiên xin hẹn ngày khác.<br />P:/S : Dành cho các con chiên thícg độc BCTC và các chuyên gia<br /><br />Vâng Hải Nguyễn",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/892417655573782528",
"published": "2018-09-28T14:29:09+00:00",
"source": {
"content": "5 CÁCH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAI LẦM\n\nHoạt động trong lĩnh vực giảng dạy và đầu tư giúp tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều nhóm nhà đầu tư khác nhau, từ những chị nội chợ, những anh kỹ sư, bác sỹ cho đến những CFO, CEO của các tập đoàn lớn. Giúp đỡ được nhiều người, cũng được nhiều người giúp đỡ lại, thấy mình thật may mắn.\n\nSau khi cho ku Bon yên vị, ngồi vào góc bàn làm việc quen thuộc, nghe một bản nhạc không lời, lướt tin một lượt, thấy nhiều người trao đổi về TTF, cảm xúc dâng chào đã làm tôi nhớ lại câu chuyện về một anh CFO (xin giấu tên) của một tập đoàn đa quốc gia đã thất bại nặng nề khi đầu tư vào mã này năm 2016. Tự nhiên muốn viết một điều gì đó, biết đâu ai đó cần.\n\n\"TTF tốt mà, doanh thu và lợi nhuận đang tăng trưởng mạnh, anh nghe mấy anh em bên đó nói là đơn hàng làm không xuể, Vin còn đang mê mẩn, giá này còn rẻ chán, em thấy thế nào?\" .... Anh vừa lái xe, vừa thao thao bất tuyệt kể tôi nghe về thành tựu đầu tư của anh, nhìn vẻ hạnh phúc của anh, tôi đoán có lẽ đây là Case thành công nhất trong 3 năm anh đầu tư ở Việt Nam. \n\n\"Thấy thế nào ư?\" Tôi không giám nói với anh suy nghĩ thực của mình. Bởi với tôi anh là một tiền bối, anh hơn tôi gần một con giáp, anh là CFO của một tập đoàn lớn, anh hơn tôi ti tỉ thứ khác. Và hơn hết tôi không muốn làm anh tụt cảm xúc, thứ cảm xúc đã cướp hết tiền tích góp của anh và bao nhiêu người khác. Sau này, tôi không có dịp gặp lại anh, tôi không biết quyết định im lặng của mình lúc đó là đúng hay sai, xin lỗi anh.\n\n* Quá tập trung vào báo cáo thu nhập\n\nĐây là sai lầm phổ biến nhất, chính người anh mà tôi nhắc bên trên, một CFO kỳ cựu, người rất giỏi về con số cũng mắc sai lầm ngớ ngẩn này. Tôi luôn coi báo cáo thu nhập là báo cáo ít quan trọng nhất trong 3 loại báo cáo tài chính, nó là kết quả của những khoản đầu tư trong quá khứ, nó không thể hiện được nhiều điều về tiềm năng doanh nghiệp, thậm chí nếu để nó một mình, nó trở lên vô nghĩa trong đầu tư. Nhiều người thích sử dụng biên lãi để nói về lợi thế cạnh tranh, nhiều người thích dùng tăng trưởng lợi nhuận để nói về tốt hay xấu, vân vân và vân vân .... Tôi xin nói thẳng, tôi đã gặp rất nhiều doanh nghiệp biên lãi cao ngút trời, nhưng không hề có lợi thế cạnh tranh, tôi cũng gặp nhiều doanh nghiệp tăng trưởng nhanh như vũ bão nhưng chỉ mấy năm sau đó họ không thể lên nổi báo cáo tài chính của mình. Vì sao ư, vì thứ bạn nhìn là thứ ảo nhất trong các thứ ảo, thứ không đáng tin nhất trong tất cả các con số tài chính. Vậy cho nên đừng chỉ chăm chăm vào báo cáo thu nhập, nó chỉ là hệ quả chứ không phải cốt lõi.\n\n* Bỏ qua thứ quan trọng nhất trên báo cáo tài chính\n\nNhiều người có thể phản biện tôi, nhưng thứ quan trọng nhất trên báo cáo tài chính không phải là báo cáo lưu chuyển tiền mà chính là bảng cân đối kế toán. Nhưng tiếc thay, hầu hết mọi người đều không đọc nó. Tôi phải công nhận bảng cân đối kế toán là thứ phức tạp nhất trong các báo cáo tài chính, tôi thường phải mất tới 3 buổi học mới giúp các học viên của mình nắm được bảng cân đối kế toán, trong khi báo cáo lưu chuyển tiền và báo cáo thu nhập, tôi chỉ cần 1 buổi học là done. Chính vì mức độ phức tạp của nó nên phần lớn các nhà đầu tư bỏ qua nó là điều dễ hiểu và đây chính là điểm chết người. Nếu bạn muốn đánh giá một doanh nghiệp triển vọng thế nào trong tương lai, ban lãnh đạo có đạo đức và tài năng hay không, bạn phải nhìn cách ban lãnh đạo lấy tiền từ đâu và đưa tiền của mình vào những tài sản nào, chính những khoản chi tiền này mới là thứ quyết định tương lai của doanh nghiệp. Hãy nhớ \"những gì có ở hiện tại là sự cố gắng của quá khứ, tương lai thế nào lại phụ thuộc vào những gì làm ở hiện tại\".\n\n* Chỉ quan tâm vào các con số tài chính\n\nĐây là sai lầm mà nhiều người phải nếm trải khi đầu tư vào Chiều Xạ An Phú (mã APC), cái tên ám ảnh với nhiều người, trong đó có cả tôi. Có thể nói nếu bạn ngồi lọc doanh nghiệp đầu tư theo bộ tiêu chí tài chính thì tôi chắc chắn APC sẽ lọt thỏm vào bộ lọc của bạn, thậm chí có thể là top đầu, những con số tài chính quá đẹp, tuyệt vời. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những con số đẹp đẽ đó lại là những cái đầu đầy toan tính, đầy nguy hiểm. Bài học rút ra ở đây \"hoa hồng thường có gai và thị trường chỉ sai trong một số trường hợp\", chính vì vậy khi bạn thấy một cơ hội đầu tư quá hấp dẫn dựa vào những con số, đừng mừng vội, hãy bình tĩnh nhìn cả những yếu tố định tính như ban lãnh đạo, cơ cấu cổ đông và tính minh bạch thông tin, những thứ có thể cứu bạn một bàn thua đậm.\n\n* Không chú ý đến đơn vị kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên\n\nNhiều người không biết kỳ báo cáo nào thì được soát xét/ kiểm toán, không biết xem đơn vị kiểm toán ở đâu, không biết kiểm toán để ý kiến về báo cáo tài chính chỗ nào. Đừng buồn nếu bạn nằm trong số đó, vì 10 người tôi có dịp hỗ trợ, gần như cả 10 đều không biết điều đó. Đây là điều vô cùng nguy hiểm. Bởi có những doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ tư vấn của kiểm toán viên, họ làm giả các con số rất hoàn hảo, chúng ta khó có thể thấy những điều bất hợp lý trong những báo cáo như thế. Kinh nghiệm của tôi lúc này là check kiểm toán là ai, cách họ viết ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Có những công ty kiểm toán trong danh sách đen của tôi, chỉ cần thấy logo của công ty đó xuất hiện là tôi loại ngay doanh nghiệp để đơn vị đó kiểm toán. Các cụ có câu \"rau nào sâu đấy\" không sai đâu.\n\n* Chỉ đọc báo cáo tài chính hợp nhất\n\nĐây là sai lầm dễ gặp phải của cả những nhà đầu tư kỳ cựu trong nghề. Tại sao ư? Vì nó quá phức tạp và tốn thời gian. Riêng chỉ đọc báo cáo tài chính hợp nhất 10 năm, 20 quý để hiểu doanh nghiệp đã đủ nổ lão rồi, bây giờ bạn phải móc tiếp cái 10 năm 20 quý của công ty mẹ ra nữa, thực sự là một công việc rất dễ làm người ta lười. Nhưng đây lại là điều cực kỳ quan trọng và hé lộ nhiều điều về doanh nghiệp. Tôi còn nhớ như in có một lần tôi nhìn một doanh nghiệp với ngập tràn tiền mặt trong ngân hàng, nó làm tôi hiếu kỳ và thấy thích thú, biết đâu lại là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên khi kiểm tra kỹ lại tôi mới biết rằng, số tiền đó là của một công ty con trong cả mớ công ty mà công ty mẹ sở hữu. Một ngày đẹp trời, tỷ lệ sở hữu tại công ty con về dưới 50%, số tiền đó biến mất khỏi bảng cân đối kế toán,...... nghĩ đến đã thấy đau đầu rồi.\n\nQuay đi quay lại đã hơn 10 giờ đêm, đến lúc phải đi ngủ, còn nhiều điều muốn viết hơn nữa, muốn học hỏi hơn nữa, tuy nhiên xin hẹn ngày khác.\nP:/S : Dành cho các con chiên thícg độc BCTC và các chuyên gia\n\nVâng Hải Nguyễn",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:892417655573782528/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:877899408269791232",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "Ly hương, sự chọn lựa nghiệt ngã!<br /><br />Cuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.<br /><br />43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”.<br /><br />Vâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…<br /><br />Giờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.<br /><br />Tháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…<br /><br />Làm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “con”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “người”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?…<br /><br />Bây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 28 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.<br /><br />Hôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?<br /><br />***<br /><br />Hồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này. Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia. 70 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.<br /><br />Còn chúng ta? Sau 73 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.<br /><br />Và trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam<br /><br />Nguyễn Thị Oanh – 27/06/2018",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/877899408269791232",
"published": "2018-08-19T12:58:49+00:00",
"source": {
"content": "Ly hương, sự chọn lựa nghiệt ngã!\n\nCuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.\n\n43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”.\n\nVâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…\n\nGiờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.\n\nTháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…\n\nLàm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “con”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “người”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?…\n\nBây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 28 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.\n\nHôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?\n\n***\n\nHồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này. Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia. 70 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.\n\nCòn chúng ta? Sau 73 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.\n\nVà trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam\n\nNguyễn Thị Oanh – 27/06/2018",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:877899408269791232/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876729030909841408",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "<a href=\"https://www.minds.com/newsfeed/875722213978771456\" target=\"_blank\">https://www.minds.com/newsfeed/875722213978771456</a>",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/876729030909841408",
"published": "2018-08-16T07:28:09+00:00",
"source": {
"content": "https://www.minds.com/newsfeed/875722213978771456",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876729030909841408/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876727298812207104",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "Sau khi nghe tin Tập \"lách luật\" làm Hoàng đế vĩnh viễn Trump là người đầu tiên gọi điện chúc mừng .<br />Trump \"thâm\" quá .<br /><br />TẬP CẬN BÌNH ĐUỐI SỨC .<br /><br />Ngô Nhân Dụng<br /><br />Ông Tôn Tử khuyên phải chủ động chọn thời gian thuận lợi nhất hãy tham chiến. Cuộc chiến tranh mậu dịch xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho ông Tập Cận Bình.<br /><br />Trong ba năm qua ông Tập Cận Bình bắt các ngân hàng phải giảm bớt những món nợ đã chồng chất trong hàng chục năm, đang có nguy cơ sụp đổ. Trong thời ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% vì ngân hàng thả lỏng việc cho vay, miễn sao các doanh nghiệp nhà nước có tiền dựng nhà máy và chính quyền địa phương kiến thiết hạ tầng cơ sở. Đây là một hình thức “bao cấp” kiểu mới; cho vay tiền thay vì trợ cấp trực tiếp. Các công ty tư nhân cũng theo cơn sóng “tiền dễ dãi” đó mà phát triển.<br /><br />Nhưng không một người, một xí nghiệp hay một quốc gia nào có thể cứ vay nợ mãi mãi. Từ dăm năm qua, “quả bom nợ” chỉ chờ ngày nổ bùng. Nếu một số lớn thân chủ không thể trả nợ, ngân hàng cũng vỡ nợ, kéo theo các ngân hàng khác vì họ đều nợ nần lẫn nhau. Khi có một số ngân hàng lâm nguy, lòng tin của người gửi tiền sụp đổ, người ta sẽ rút tiền ra. Cả hệ thống sụp đổ.<br /><br />Trong một chế độ độc tài đảng trị, chính quyền có thể ngăn chặn cơn hỗn loạn khi mới bắt đầu, bằng cách đem công quỹ ra cứu các ngân hàng ngay khi cơn nguy mới phát hiện. Nhưng khả năng chặn dứt cơn khủng hoảng có giới hạn. Và một căn bệnh hiểm nghèo không thể trị hết nếu chỉ dùng phương pháp xoa dầu nóng và chườm đá mãi.<br /><br />Cho nên ông Tập Cận Bình biết phải ra tay ngăn chặn khối nợ khổng lồ không cho phồng lên quá đáng. Nếu không, có chuyện gì xảy ra ông Tập sẽ mất cả uy tín lẫn địa vị.<br /><br />Ông Tập Cận Bình đặt ra kế hoạch cải tổ cơ cấu, ưu tiên số một là giảm bớt số tiền cho vay từ các ngân hàng. Khi các doanh nghiệp nhà nước không thể cứ ngửa tay ra là vay được tiền, họ buộc phải cải tổ. Khi chính quyền các địa phương không còn có thể bắt các ngân hàng đưa tiền cho xây cất thì họ sẽ phải thúc đẩy các xí nghiệp gia tăng hiệu năng để thâu thuế.<br /><br />Nhưng một hậu quả tất nhiên của kế hoạch này là nền kinh tế phải giảm tốc độ. Từ giai đoạn muốn có tiền chỉ cần hỏi vay, đến lúc các ngân hàng dè dặt thắt chặt túi tiền, những việc đầu tư, sản xuất sẽ phải chậm lại.<br /><br />Cuộc cải tổ cơ cấu của ông Tập Cận Bình đang gặp chướng ngại, ngay từ trong nội bộ, trước khi ông Donald Trump khai chiến. Dân Mỹ đã bầu một ông tổng thống coi chiến tranh mậu dịch là một việc rất dễ và chắc chắn thắng lợi! Ông Donald Trump tấn công tới tấp hết đợt thuế này tới đợt khác. Trong khi đó người lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc thì chỉ mong muốn kinh tế của nước mình uống thuốc giảm huyết áp, để chữa trị căn bệnh tim trầm trọng đã kéo dài hàng chục năm.<br /><br />Ông Tập Cận Bình đứng trước một thế lưỡng nan. Nếu cố chống trả cuộc tấn công của ông Donald Trump thì sẽ phải trì hoãn, có thể phải tạm chấm dứt việc cải tổ kinh tế. Nếu muốn tiếp tục chương trình cải tổ, thì không đủ sức đối đầu với Mỹ vì nền kinh tế ngày càng yếu đi.<br /><br />Nhiều chứng cớ cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu yếu rồi.<br /><br />Đầu năm 2018, chỉ số CSI của các thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như chỉ số S&P 500 của thị trường nước Mỹ đều tăng, S&P 500 tăng 5% trong Tháng Giêng còn CSI tăng gần 10%. Nhưng từ Tháng Hai, cả hai đều xuống. Đến Tháng Tám, S&P 500 lại lên và bây giờ vẫn còn tăng 5% nhưng CSI đã tụt mất hơn 25%, so với đầu năm. Giới đầu tư Trung Quốc đang mất tin tưởng.<br /><br />Ông Tập Cận Bình muốn cải tổ để kinh tế Trung Quốc bớt lệ thuộc xuất cảng, cố gắng thúc đẩy số tiêu thụ của dân nội địa. Nhưng ngay giới tiêu thụ cũng bớt tiền xài khi chính quyền giảm bớt số tiền tệ lưu hành. Số bán của 50 công ty bán lẻ lớn nhất nước đã giảm 0.6% trong Tháng Tư, 2018; lại giảm 3.4% trong Tháng Năm, tới Tháng Bảy đã giảm bớt 3.9% so với Tháng Bảy năm ngoái. Số thu của các cửa hàng bán lẻ chỉ tăng 8.8%, so với tỷ lệ tăng 9% trong Tháng Sáu.<br /><br />Vì các ngân hàng được lệnh giảm bớt tiền cho vay, số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chỉ tăng thêm 5.7% trong sáu tháng đầu năm nay, so với tỷ số tăng 7.3% trong nửa đầu năm 2017.<br /><br />Khi các ngân hàng theo lệnh trung ương giảm bớt tốc độ đem tiền cho vay, các xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn, nhưng các công ty tư bị đòn nặng nhất. Vì không có thể vay các ngân hàng nhà nước, họ thường vay trong “thị trường đen”. Những nhà cho vay “trong bóng mờ” không được kiểm soát đã thúc đẩy số nợ toàn quốc tăng lên. Năm 2008 tổng số nợ trong nước Tàu lớn bằng 140% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP). Đến năm 2017 tỉ số này lên thành 257%.<br /><br />Nhưng chính các loại “ngân hàng đen” đang bị chính quyền ngăn chặn. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm họ vẫn còn hăng hái tăng số tiển cho vay thêm, tăng hai ngàn rưỡi tỉ đồng nguyên (nhân dân tệ - TM). Sau khi ông Tập Cận Bình ra tay, từ Tháng Tư, 2018, đến Tháng Tám, thị trường tín dụng mập mờ đã giảm bớt, số tiền cho vay chỉ còn 1.500 tỉ, tương đương với $218 tỉ.<br /><br />Bây giờ muốn vay nợ mới để trả nợ cũ, các công ty tư nhân phải chịu lãi suất cao hơn. Nhiều xí nghiệp tư đã phá sản. Đầu Tháng Sáu năm nay, có 20 công ty không thể trả nợ. Ông Chu Kiến Xán (Zhou Jiancan, 周建灿) một nhà tư bản 55 tuổi đã tự tử trong Tháng Bảy. Ông vốn là chủ nhân tập đoàn Kim Thuẫn tại tỉnh Triết Giang (Zhejiang Jindun Holding Group, 浙江金盾控股集团). Trong những ngày cuối đời, ông đã cố thoát cảnh vỡ nợ, đi vay với lãi suất 10% một tháng, tương đương với 120% một năm. Cái chết này là một tiếng báo động của quả bom nợ đang chờ bùng nổ!<br /><br />Hôm Chủ Nhật, 12 Tháng Tám, một công ty quốc doanh lớn đã tuyên bố không có tiền trả nợ sắp đáo hạn. Công Ty Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương (Xinjiang Production & Construction Corps, 新疆生产建设兵团) vốn thuộc quân đội, tuy ở Tân Cương nhưng thuộc quyền chính phủ trung ương; họ phải xin hoãn trả tiền vốn cho món nợ trị giá $73 triệu.<br /><br />Với tình hình kinh tế xuống dốc do chủ trương giảm tốc của chính mình, ông Tập Cận Bình đang lo phải đối phó ngay trong nội bộ; không còn kiểm soát được chính guồng máy cai trị nữa.<br /><br />Trong nội bộ chính quyền, hiện có hai phe, tiêu biểu là Bộ Tài Chính và Nhân Dân Ngân Hàng. Phía chính phủ thì muốn trở lại thời bao cấp bơm thêm tiền vào nền kinh tế; trong khi ngân hàng trung ương muốn ngăn chặn, theo đúng chính sách của ông Tập Cận Bình, vì lo quả bom nợ phát nổ.<br /><br />Nếu muốn chống đỡ với các đợt tấn công sắp tới của ông Donald Trump, ông Tập Cận Bình sẽ phải trở về với chính sách bao cấp cũ!<br /><br />Cuối Tháng Bảy, Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc đã tuyên bố ưu tiên số một là giữ tỉ lệ phát triển trên 6.7%; mặc dù vẫn nói cần phải ngăn chặn tổng số nợ không cho lớn hơn. Nhưng cùng lúc đó, hội đồng nhà nước đã chấp thuận chi tiêu thêm 1,350 tỉ đồng nguyên (hơn $225 tỉ). Số tiền này sẽ được phân phối cho các địa phương để tiếp tục xây dựng! Đây là một biện pháp “bao cấp” vừa để mua chuộc chính quyền địa phương vừa để bảo vệ nền kinh tế trước khi các đòn đánh thuế của chính phủ Trump khiến hàng xuất cảng sụt giảm.<br /><br />Tiền lại được đổ ra, lãi suất ở Trung Quốc đang giảm bớt, trở về mức hai năm trước, cho thấy chính sách của ông chủ tịch nước và chủ tịch đảng bị bỏ qua! Từ khi Tổng Thống Donald Trump mở cuộc tấn công thuế quan, đồng nguyên của Trung Cộng đã giảm giá, vì nhiều người tìm cách đổi lấy đô la để đem tiền ra nước ngoài.<br /><br />Kinh tế thế giới cũng bất lợi cho ông Tập Cận Bình. Cuộc khủng hoảng mới diễn ra vì đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá cho thấy hệ thống tài chính cả thế giới đang mong manh, rất dễ lung lay. Kinh tế Mỹ đã kéo dài giai đoạn phát triển từ năm 2009 đến nay, trong một hai năm sẽ tới lúc lên tột đỉnh rồi bắt đầu xuống.<br /><br />Một hàn thử biểu đo lường sức khỏe của kinh tế toàn cầu là nền số xuất cảng của nước Đức. Đó là quốc gia có số thặng dư mậu dịch cao gấp đôi Trung Quốc. Nhưng mấy tháng qua, số xuất cảng của Đức đứng nguyên không lên, trong khi năm ngoái đã tăng 13%.<br /><br />Ông Donald Trump mở cuộc tấn công mậu dịch đúng vào lúc Trung Cộng đang gặp khó khăn kinh tế. Ông Tập Cận Bình đã tính lầm nước cờ chỉ vì “không biết mình, không biết người.”<br /><br />Cuộc chiến mậu dịch bắt đầu khi kinh tế Mỹ vẫn còn lên mạnh, trong khi kinh tế Trung Cộng đang trì trệ. Ông Tập Cận Bình chủ quan khinh địch cho nên không tìm cách nhượng bộ ngay từ đầu, ít nhất cũng như một “kế hoãn binh”.<br /><br />Bây giờ ông Tập Cận Bình đang đuối sức. Nhưng như con cà cuống đến chết vẫn còn cay, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nghênh chiến trong thế yếu. Thà rằng quay về thời bao cấp cũ, bỏ ngang cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế, còn hơn tuyên bố đầu hàng. Dân Trung Hoa lục địa sẽ lãnh hậu quả.<br /><br />Câu hỏi là: Người dân Trung Quốc sẽ chịu đựng tới bao giờ?<br /><br />Ngô Nhân Dụng",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/876727298812207104",
"published": "2018-08-16T07:21:16+00:00",
"source": {
"content": "Sau khi nghe tin Tập \"lách luật\" làm Hoàng đế vĩnh viễn Trump là người đầu tiên gọi điện chúc mừng .\nTrump \"thâm\" quá .\n\nTẬP CẬN BÌNH ĐUỐI SỨC .\n\nNgô Nhân Dụng\n\nÔng Tôn Tử khuyên phải chủ động chọn thời gian thuận lợi nhất hãy tham chiến. Cuộc chiến tranh mậu dịch xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho ông Tập Cận Bình.\n\nTrong ba năm qua ông Tập Cận Bình bắt các ngân hàng phải giảm bớt những món nợ đã chồng chất trong hàng chục năm, đang có nguy cơ sụp đổ. Trong thời ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% vì ngân hàng thả lỏng việc cho vay, miễn sao các doanh nghiệp nhà nước có tiền dựng nhà máy và chính quyền địa phương kiến thiết hạ tầng cơ sở. Đây là một hình thức “bao cấp” kiểu mới; cho vay tiền thay vì trợ cấp trực tiếp. Các công ty tư nhân cũng theo cơn sóng “tiền dễ dãi” đó mà phát triển.\n\nNhưng không một người, một xí nghiệp hay một quốc gia nào có thể cứ vay nợ mãi mãi. Từ dăm năm qua, “quả bom nợ” chỉ chờ ngày nổ bùng. Nếu một số lớn thân chủ không thể trả nợ, ngân hàng cũng vỡ nợ, kéo theo các ngân hàng khác vì họ đều nợ nần lẫn nhau. Khi có một số ngân hàng lâm nguy, lòng tin của người gửi tiền sụp đổ, người ta sẽ rút tiền ra. Cả hệ thống sụp đổ.\n\nTrong một chế độ độc tài đảng trị, chính quyền có thể ngăn chặn cơn hỗn loạn khi mới bắt đầu, bằng cách đem công quỹ ra cứu các ngân hàng ngay khi cơn nguy mới phát hiện. Nhưng khả năng chặn dứt cơn khủng hoảng có giới hạn. Và một căn bệnh hiểm nghèo không thể trị hết nếu chỉ dùng phương pháp xoa dầu nóng và chườm đá mãi.\n\nCho nên ông Tập Cận Bình biết phải ra tay ngăn chặn khối nợ khổng lồ không cho phồng lên quá đáng. Nếu không, có chuyện gì xảy ra ông Tập sẽ mất cả uy tín lẫn địa vị.\n\nÔng Tập Cận Bình đặt ra kế hoạch cải tổ cơ cấu, ưu tiên số một là giảm bớt số tiền cho vay từ các ngân hàng. Khi các doanh nghiệp nhà nước không thể cứ ngửa tay ra là vay được tiền, họ buộc phải cải tổ. Khi chính quyền các địa phương không còn có thể bắt các ngân hàng đưa tiền cho xây cất thì họ sẽ phải thúc đẩy các xí nghiệp gia tăng hiệu năng để thâu thuế.\n\nNhưng một hậu quả tất nhiên của kế hoạch này là nền kinh tế phải giảm tốc độ. Từ giai đoạn muốn có tiền chỉ cần hỏi vay, đến lúc các ngân hàng dè dặt thắt chặt túi tiền, những việc đầu tư, sản xuất sẽ phải chậm lại.\n\nCuộc cải tổ cơ cấu của ông Tập Cận Bình đang gặp chướng ngại, ngay từ trong nội bộ, trước khi ông Donald Trump khai chiến. Dân Mỹ đã bầu một ông tổng thống coi chiến tranh mậu dịch là một việc rất dễ và chắc chắn thắng lợi! Ông Donald Trump tấn công tới tấp hết đợt thuế này tới đợt khác. Trong khi đó người lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc thì chỉ mong muốn kinh tế của nước mình uống thuốc giảm huyết áp, để chữa trị căn bệnh tim trầm trọng đã kéo dài hàng chục năm.\n\nÔng Tập Cận Bình đứng trước một thế lưỡng nan. Nếu cố chống trả cuộc tấn công của ông Donald Trump thì sẽ phải trì hoãn, có thể phải tạm chấm dứt việc cải tổ kinh tế. Nếu muốn tiếp tục chương trình cải tổ, thì không đủ sức đối đầu với Mỹ vì nền kinh tế ngày càng yếu đi.\n\nNhiều chứng cớ cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu yếu rồi.\n\nĐầu năm 2018, chỉ số CSI của các thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như chỉ số S&P 500 của thị trường nước Mỹ đều tăng, S&P 500 tăng 5% trong Tháng Giêng còn CSI tăng gần 10%. Nhưng từ Tháng Hai, cả hai đều xuống. Đến Tháng Tám, S&P 500 lại lên và bây giờ vẫn còn tăng 5% nhưng CSI đã tụt mất hơn 25%, so với đầu năm. Giới đầu tư Trung Quốc đang mất tin tưởng.\n\nÔng Tập Cận Bình muốn cải tổ để kinh tế Trung Quốc bớt lệ thuộc xuất cảng, cố gắng thúc đẩy số tiêu thụ của dân nội địa. Nhưng ngay giới tiêu thụ cũng bớt tiền xài khi chính quyền giảm bớt số tiền tệ lưu hành. Số bán của 50 công ty bán lẻ lớn nhất nước đã giảm 0.6% trong Tháng Tư, 2018; lại giảm 3.4% trong Tháng Năm, tới Tháng Bảy đã giảm bớt 3.9% so với Tháng Bảy năm ngoái. Số thu của các cửa hàng bán lẻ chỉ tăng 8.8%, so với tỷ lệ tăng 9% trong Tháng Sáu.\n\nVì các ngân hàng được lệnh giảm bớt tiền cho vay, số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chỉ tăng thêm 5.7% trong sáu tháng đầu năm nay, so với tỷ số tăng 7.3% trong nửa đầu năm 2017.\n\nKhi các ngân hàng theo lệnh trung ương giảm bớt tốc độ đem tiền cho vay, các xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn, nhưng các công ty tư bị đòn nặng nhất. Vì không có thể vay các ngân hàng nhà nước, họ thường vay trong “thị trường đen”. Những nhà cho vay “trong bóng mờ” không được kiểm soát đã thúc đẩy số nợ toàn quốc tăng lên. Năm 2008 tổng số nợ trong nước Tàu lớn bằng 140% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP). Đến năm 2017 tỉ số này lên thành 257%.\n\nNhưng chính các loại “ngân hàng đen” đang bị chính quyền ngăn chặn. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm họ vẫn còn hăng hái tăng số tiển cho vay thêm, tăng hai ngàn rưỡi tỉ đồng nguyên (nhân dân tệ - TM). Sau khi ông Tập Cận Bình ra tay, từ Tháng Tư, 2018, đến Tháng Tám, thị trường tín dụng mập mờ đã giảm bớt, số tiền cho vay chỉ còn 1.500 tỉ, tương đương với $218 tỉ.\n\nBây giờ muốn vay nợ mới để trả nợ cũ, các công ty tư nhân phải chịu lãi suất cao hơn. Nhiều xí nghiệp tư đã phá sản. Đầu Tháng Sáu năm nay, có 20 công ty không thể trả nợ. Ông Chu Kiến Xán (Zhou Jiancan, 周建灿) một nhà tư bản 55 tuổi đã tự tử trong Tháng Bảy. Ông vốn là chủ nhân tập đoàn Kim Thuẫn tại tỉnh Triết Giang (Zhejiang Jindun Holding Group, 浙江金盾控股集团). Trong những ngày cuối đời, ông đã cố thoát cảnh vỡ nợ, đi vay với lãi suất 10% một tháng, tương đương với 120% một năm. Cái chết này là một tiếng báo động của quả bom nợ đang chờ bùng nổ!\n\nHôm Chủ Nhật, 12 Tháng Tám, một công ty quốc doanh lớn đã tuyên bố không có tiền trả nợ sắp đáo hạn. Công Ty Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương (Xinjiang Production & Construction Corps, 新疆生产建设兵团) vốn thuộc quân đội, tuy ở Tân Cương nhưng thuộc quyền chính phủ trung ương; họ phải xin hoãn trả tiền vốn cho món nợ trị giá $73 triệu.\n\nVới tình hình kinh tế xuống dốc do chủ trương giảm tốc của chính mình, ông Tập Cận Bình đang lo phải đối phó ngay trong nội bộ; không còn kiểm soát được chính guồng máy cai trị nữa.\n\nTrong nội bộ chính quyền, hiện có hai phe, tiêu biểu là Bộ Tài Chính và Nhân Dân Ngân Hàng. Phía chính phủ thì muốn trở lại thời bao cấp bơm thêm tiền vào nền kinh tế; trong khi ngân hàng trung ương muốn ngăn chặn, theo đúng chính sách của ông Tập Cận Bình, vì lo quả bom nợ phát nổ.\n\nNếu muốn chống đỡ với các đợt tấn công sắp tới của ông Donald Trump, ông Tập Cận Bình sẽ phải trở về với chính sách bao cấp cũ!\n\nCuối Tháng Bảy, Bộ Chính Trị Cộng Sản Trung Quốc đã tuyên bố ưu tiên số một là giữ tỉ lệ phát triển trên 6.7%; mặc dù vẫn nói cần phải ngăn chặn tổng số nợ không cho lớn hơn. Nhưng cùng lúc đó, hội đồng nhà nước đã chấp thuận chi tiêu thêm 1,350 tỉ đồng nguyên (hơn $225 tỉ). Số tiền này sẽ được phân phối cho các địa phương để tiếp tục xây dựng! Đây là một biện pháp “bao cấp” vừa để mua chuộc chính quyền địa phương vừa để bảo vệ nền kinh tế trước khi các đòn đánh thuế của chính phủ Trump khiến hàng xuất cảng sụt giảm.\n\nTiền lại được đổ ra, lãi suất ở Trung Quốc đang giảm bớt, trở về mức hai năm trước, cho thấy chính sách của ông chủ tịch nước và chủ tịch đảng bị bỏ qua! Từ khi Tổng Thống Donald Trump mở cuộc tấn công thuế quan, đồng nguyên của Trung Cộng đã giảm giá, vì nhiều người tìm cách đổi lấy đô la để đem tiền ra nước ngoài.\n\nKinh tế thế giới cũng bất lợi cho ông Tập Cận Bình. Cuộc khủng hoảng mới diễn ra vì đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá cho thấy hệ thống tài chính cả thế giới đang mong manh, rất dễ lung lay. Kinh tế Mỹ đã kéo dài giai đoạn phát triển từ năm 2009 đến nay, trong một hai năm sẽ tới lúc lên tột đỉnh rồi bắt đầu xuống.\n\nMột hàn thử biểu đo lường sức khỏe của kinh tế toàn cầu là nền số xuất cảng của nước Đức. Đó là quốc gia có số thặng dư mậu dịch cao gấp đôi Trung Quốc. Nhưng mấy tháng qua, số xuất cảng của Đức đứng nguyên không lên, trong khi năm ngoái đã tăng 13%.\n\nÔng Donald Trump mở cuộc tấn công mậu dịch đúng vào lúc Trung Cộng đang gặp khó khăn kinh tế. Ông Tập Cận Bình đã tính lầm nước cờ chỉ vì “không biết mình, không biết người.”\n\nCuộc chiến mậu dịch bắt đầu khi kinh tế Mỹ vẫn còn lên mạnh, trong khi kinh tế Trung Cộng đang trì trệ. Ông Tập Cận Bình chủ quan khinh địch cho nên không tìm cách nhượng bộ ngay từ đầu, ít nhất cũng như một “kế hoãn binh”.\n\nBây giờ ông Tập Cận Bình đang đuối sức. Nhưng như con cà cuống đến chết vẫn còn cay, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nghênh chiến trong thế yếu. Thà rằng quay về thời bao cấp cũ, bỏ ngang cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế, còn hơn tuyên bố đầu hàng. Dân Trung Hoa lục địa sẽ lãnh hậu quả.\n\nCâu hỏi là: Người dân Trung Quốc sẽ chịu đựng tới bao giờ?\n\nNgô Nhân Dụng",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876727298812207104/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876553675400994816",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "Dù trung lập, nghiện cà phê nặng( không uống Trung Nguyên bao giờ) nhưng tôi cũng không cần ông Đặng Lê Nguyên Vũ cứu tôi ạ<br /><br />TÔI KHÔNG KHIẾN ÔNG CỨU TÔI <br /><br />Trần Mạnh Hảo <br /><br />“Café Trung Nguyên sẽ cứu thế giới”<br /><br />( Lời ông Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ café Trung Nguyên)<br /><br />Dù nhỏ bé hơn cả hạt bụi, nhưng tôi – kẻ mang tên cha mẹ đặt cho là Trần Mạnh Hảo, cũng đang là một phần của thế giới này. Thưa ông chủ café Trung Nguyên có tên là Nguyên Vũ, ông có thể cứu cả thế giới thì mặc ông; nhưng riêng phần tôi, tôi không khiến ông cứu !<br /><br />Tôi công nhận, về chuyện buôn bán café, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một thiên tài. Chỉ có trong tay 200.000 đ VN khởi nghiệp, mà trong vòng ít năm, từ con số không, ông đã tạo ra một đế quốc café như hôm nay, thì nước Việt ta ít có ai bì được với ông về tài buôn bán.<br /><br />Nhưng từ chuyện con buôn tuyệt giỏi đến chuyện thành triết gia, thành nhà tư tưởng, thành giáo chủ một giáo phái hay đấng cứu thế là chuyện hoàn toàn khác, thưa ông !<br /><br />Theo truyền thuyết xứ Ả Rập, cây café do anh chăn cừu Kaldi xứ Abyssinia tìm ra. Kaldi vĩ đại như thế cũng chẳng dám xưng là đấng cứu thế, huống hồ ông Nguyên Vũ mới ti toe café cà pháo tí ti đã vội biến mình thành nhà café học để lập đạo café !<br /><br />Nhưng theo sách vở chép lại, thì cây café xuất hiện ở xứ Kaffa nước Ethiopia vào thế kỷ thứ IX. Thế kỷ thứ XIV người ta mang cây café sang Ả Rập. Đến thế kỷ thứ XV người Ả Rập mới biết rang hạt café làm thứ uống.Năm 1875, người Pháp mang cây café từ đảo Bourton về trồng tại Quảng Trị, tại Bố Trạch Quảng Bình.<br /><br />Tôi công nhận, trên thế giới này, chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Chúa Jesus là hai đấng cứu thế chân chính, cứu thế toàn diện, cứu thế mãi mãi…<br />Ngoài ra, có vô vàn kẻ điên cuồng tuyên bố cứu thế giới ví như Hitler, Marx, Engels, Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông…tuyên bố cứu thế giới nhưng đã đẩy thế giới vào địa ngục trần gian, đã giết hại hàng trăm triệu người vô tội.<br />Tôi rất khiếp sợ kẻ nào tuyên bố sẽ cứu thế giới, trừ Phật và Chúa !<br /><br />Ai, kẻ nào đã bơm vào đầu một doanh nhân tài ba Đặng Lê Nguyên Vũ cái ý tưởng ngông cuồng dùng café cứu thế giới ?<br /><br />Có phải là bọn ễnh ương cầm bút ( bồi bút) đã được ông chủ café Trung Nguyên bơm vào chúng quá nhiều tiền để chúng phình ra thành con bò mà rống lên lời ca ngợi ông Nguyên Vũ là đấng cứu thế ?<br /><br />Bọn bồi bút vô lương tâm kia đã vì tiền mà làm hại ông Vũ, làm hại vợ con ông Vũ, biến ông thành kẻ hoang tưởng điên rồ, tự nhận mình có vai trò cứu thế giới .<br />Xin ông Nguyên Vũ cứ tiếp tục sứ mạng cứu thế giới, trừ tôi ra, tôi không khiến ông cứu tôi .,.<br /><br />Sài Gòn ngày 15-8-2018<br /> T.M.H.<br /><br />Ảnh : nhân viên cty café Trung Nguyên gập mình chào ông vua café cứu thế giới",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/876553675400994816",
"published": "2018-08-15T19:51:21+00:00",
"source": {
"content": "Dù trung lập, nghiện cà phê nặng( không uống Trung Nguyên bao giờ) nhưng tôi cũng không cần ông Đặng Lê Nguyên Vũ cứu tôi ạ\n\nTÔI KHÔNG KHIẾN ÔNG CỨU TÔI \n\nTrần Mạnh Hảo \n\n“Café Trung Nguyên sẽ cứu thế giới”\n\n( Lời ông Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ café Trung Nguyên)\n\nDù nhỏ bé hơn cả hạt bụi, nhưng tôi – kẻ mang tên cha mẹ đặt cho là Trần Mạnh Hảo, cũng đang là một phần của thế giới này. Thưa ông chủ café Trung Nguyên có tên là Nguyên Vũ, ông có thể cứu cả thế giới thì mặc ông; nhưng riêng phần tôi, tôi không khiến ông cứu !\n\nTôi công nhận, về chuyện buôn bán café, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một thiên tài. Chỉ có trong tay 200.000 đ VN khởi nghiệp, mà trong vòng ít năm, từ con số không, ông đã tạo ra một đế quốc café như hôm nay, thì nước Việt ta ít có ai bì được với ông về tài buôn bán.\n\nNhưng từ chuyện con buôn tuyệt giỏi đến chuyện thành triết gia, thành nhà tư tưởng, thành giáo chủ một giáo phái hay đấng cứu thế là chuyện hoàn toàn khác, thưa ông !\n\nTheo truyền thuyết xứ Ả Rập, cây café do anh chăn cừu Kaldi xứ Abyssinia tìm ra. Kaldi vĩ đại như thế cũng chẳng dám xưng là đấng cứu thế, huống hồ ông Nguyên Vũ mới ti toe café cà pháo tí ti đã vội biến mình thành nhà café học để lập đạo café !\n\nNhưng theo sách vở chép lại, thì cây café xuất hiện ở xứ Kaffa nước Ethiopia vào thế kỷ thứ IX. Thế kỷ thứ XIV người ta mang cây café sang Ả Rập. Đến thế kỷ thứ XV người Ả Rập mới biết rang hạt café làm thứ uống.Năm 1875, người Pháp mang cây café từ đảo Bourton về trồng tại Quảng Trị, tại Bố Trạch Quảng Bình.\n\nTôi công nhận, trên thế giới này, chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Chúa Jesus là hai đấng cứu thế chân chính, cứu thế toàn diện, cứu thế mãi mãi…\nNgoài ra, có vô vàn kẻ điên cuồng tuyên bố cứu thế giới ví như Hitler, Marx, Engels, Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông…tuyên bố cứu thế giới nhưng đã đẩy thế giới vào địa ngục trần gian, đã giết hại hàng trăm triệu người vô tội.\nTôi rất khiếp sợ kẻ nào tuyên bố sẽ cứu thế giới, trừ Phật và Chúa !\n\nAi, kẻ nào đã bơm vào đầu một doanh nhân tài ba Đặng Lê Nguyên Vũ cái ý tưởng ngông cuồng dùng café cứu thế giới ?\n\nCó phải là bọn ễnh ương cầm bút ( bồi bút) đã được ông chủ café Trung Nguyên bơm vào chúng quá nhiều tiền để chúng phình ra thành con bò mà rống lên lời ca ngợi ông Nguyên Vũ là đấng cứu thế ?\n\nBọn bồi bút vô lương tâm kia đã vì tiền mà làm hại ông Vũ, làm hại vợ con ông Vũ, biến ông thành kẻ hoang tưởng điên rồ, tự nhận mình có vai trò cứu thế giới .\nXin ông Nguyên Vũ cứ tiếp tục sứ mạng cứu thế giới, trừ tôi ra, tôi không khiến ông cứu tôi .,.\n\nSài Gòn ngày 15-8-2018\n T.M.H.\n\nẢnh : nhân viên cty café Trung Nguyên gập mình chào ông vua café cứu thế giới",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876553675400994816/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876134469083111424",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung .<br /><br />Chém gió - Phần 5 .<br /><br />Dầu Lửa ... Tuyệt chiêu \"hạ thủ bất hoàn\" của Mỹ !<br /><br />Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ... nhiều người vẫn chỉ hay nghĩ tới \"cuộc chiến về thuế quan\" ... điều đó chỉ đúng một phần !<br /><br />Thuế quan chỉ là bề nổi ... \"tảng băng chìm ở dưới mặt nước\" mới là cuộc chiến sống còn !<br /><br />Và một trong rất nhiều \"tảng băng chìm\" đó chính là ... Dầu Lửa !<br /><br />Ai cũng biết, Tàu là \"công xưởng gia công của thế giới\"... Và để vận hành được cái \"công xưởng khổng lồ\" đó thì cần phải có nhiên liệu dầu lửa ... <br />trong khi tài nguyên của Tàu<br />lại rất ít Dầu lửa ... buộc Tàu phải nhập khẩu !<br /><br />Do luôn đói khát Dầu Lửa, nên Tàu chính là nước phải nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới ... với khoảng 3 tỷ thùng dầu - 400 triệu tấn - mỗi năm ... từ các nguồn cung cấp chính là Nga , Saudi Arap, Iran, Mỹ ...<br /><br />Nghĩa là ... chỉ cần phong tỏa nguồn cung cấp Dầu lửa ... khiến Tàu không có được nguồn nhiên liệu sống còn này ... \"cỗ máy kinh tế công xưởng\" của Tàu sẽ ngừng chạy ngay lập tức !<br /><br />Và đây lại là một gót chân Asin chí mạng nữa của Tàu ... để cho Hoa Kỳ thoải mái tấn công áp đảo !<br /><br />Trước khi chính thức khai hỏa cuộc chiến thương mại với Tàu ... Mỹ đã \"dọn đường phong tỏa\" trước, bằng cách ... rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - nước xuất khẩu dầu lửa lớn thứ 4 thế giới - chỉ sau Nga , Mỹ , Arap Saudi ...<br /><br />Và sau đó , khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Tàu bùng nổ ... người Mỹ liền áp dụng lệnh trừng phạt rất nặng - cấm vận cường độ cao Iran ... vì Iran đã dùng chính tiền bán dầu lửa để nghiên cứu , sản xuất vũ khí hạt nhân - vi phạm trắng trợn thỏa thuận P5+1 - JCPOA ... <br /> <br />Đồng nghĩa quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn thứ 4 thế giới này ... sẽ không thể xuất khẩu dầu lửa !<br /><br />Mà đau cái ... một nửa số dầu xuất khẩu của Iran mỗi năm - khoảng hơn 200 triệu thùng ... là xuất qua Trung Quốc ... !!!<br /><br />Khiến Tàu dính đòn chặn nguồn cung cấp dầu quan trọng, đau như bò đá ... mà chẳng biết phải làm gì !<br /><br />Nên đừng ngạc nhiên hỏi ... tại sao Tàu không dám liệt kê mặt hàng Dầu Lửa của Mỹ vào \"danh sách trả đũa thuế quan\" với Mỹ ... vì Tàu sợ Hoa Kỳ sẽ nổi giận cúp luôn nguồn dầu lửa ... Thì thôi rồi lượm ơi !!!<br /><br />Hoa Kỳ ngày xưa cũng từng là nước nhập khẩu Dầu Lửa lớn nhất thế giới ... và họ quá hiểu phụ thuộc vào dầu lửa sẽ là điểm yếu chết người như thế nào ... !!<br /><br /> Do đó người Mỹ đã tập trung nghiên cứu tìm tòi và phát minh đột phá ra được hàng loạt các nguồn năng lượng thay thế khác ... Một trong số đó là Dầu Đá Phiến !<br /><br />Từ đó , Hoa Kỳ quay ngược 360 độ từ nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới ... trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lửa hàng đầu thế giới bằng công nghệ \"đá phiến\" ... \"ép đá ra dầu\", chỉ người Mỹ mới làm được ! <br /><br />Cái hay của công nghệ Dầu đá phiến là nó cho ra sản phẩm Dầu Ngọt, nên rất dễ để lọc, ít chi phí ... trong khi dầu của thế giới là Dầu Chua, đòi hỏi công nghệ lọc phức tạp , chi phí rất tốn kém ... nên giá thành sẽ rất cao , không thể cạnh tranh nổi với dầu của Mỹ !<br /><br />Có một điều mà có lẽ ít người hiểu : Cả thế giới Dầu Lửa luôn kinh sợ Hoa Kỳ ở chỗ ... mặc dù Mỹ đang đứng thứ 2 và sắp chiếm ngôi của Nga thành nước xuất khẩu Dầu Lửa lớn nhất thế giới ... nhưng nguồn thu từ Dầu Lửa lại chỉ chiếm có hơn 1% trong tổng thu GDP khổng lồ của Mỹ !<br /><br />Không như những kẻ rất dễ sụp đổ vì chỉ sống bám vào dầu lửa như: Nga tới gần 90% , Venezuela 95% ... <br /><br />Nghĩa là nếu Mỹ nổi giận và \"xuất chiêu\" hạ giá dầu lửa sát đáy ... khiến cả thế giới dầu lửa hoảng loạn, sụp đổ ... thì cũng chẳng ăn nhằm gì với nguồn thu nhập khổng lồ và đa dạng của người Mỹ !<br /><br />Và dĩ nhiên ... Siêu Cường Hoa Kỳ vốn đã mạnh lại càng trở nên cực mạnh nhờ công nghệ đỉnh cao \"thống lĩnh thiên hạ\" của họ !<br /><br />Một Nguồn cung Dầu Lửa chính của Tàu là Iran ... coi như đã bị chặn ... mà chắc chắn, dù cho đói khát Dầu lửa cỡ nào, Tàu cũng sẽ không dám \"đi đêm\" chống lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây để mua Dầu của Iran !<br /><br />Nguồn cung dầu quan trọng thứ 2 của Tàu lại chính là Đồng Minh thân cận của Mỹ : Saudi Arap chắc chắn sẽ Ok - ngừng cung cấp Dầu cho Trung quốc ngay lập tức ... nếu Người Mỹ muốn !<br /><br />Chỉ còn duy nhất cái ống dẫn dầu của \"bạn\" Nga -Putin để nuôi Tàu - một cái ống mà nếu muốn, Mỹ chỉ cần \"nhấn nút nhẹ nhàng một phát là nó sẽ tan xác pháo\" ...!<br /><br />Mà đau cho Tàu cái chỗ là \"chú gấu\" Putin lại mới vừa \"đá lông nheo\" với đại ca Trump ở Helsinki - Phần Lan ... <br /><br />Một cú \"đá lông nheo khó hiểu\" ... nhưng \"càng ngày lại càng dễ hiểu\" ... một \"bước đi trước dọn đường\" của cáo già lão luyện D.Trump !<br /><br />Anh Trump chơi chiêu Phong tỏa kiểu này thì cho dù ... Khổng Tử có sống lại cũng đành phải sử dụng chiêu cuối cùng trong \"binh pháp\" của ông ta ... xách dép chạy trốn cho lẹ !!!<br /> Facebook Lương Hải",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/876134469083111424",
"published": "2018-08-14T16:05:35+00:00",
"source": {
"content": "Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung .\n\nChém gió - Phần 5 .\n\nDầu Lửa ... Tuyệt chiêu \"hạ thủ bất hoàn\" của Mỹ !\n\nTrong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ... nhiều người vẫn chỉ hay nghĩ tới \"cuộc chiến về thuế quan\" ... điều đó chỉ đúng một phần !\n\nThuế quan chỉ là bề nổi ... \"tảng băng chìm ở dưới mặt nước\" mới là cuộc chiến sống còn !\n\nVà một trong rất nhiều \"tảng băng chìm\" đó chính là ... Dầu Lửa !\n\nAi cũng biết, Tàu là \"công xưởng gia công của thế giới\"... Và để vận hành được cái \"công xưởng khổng lồ\" đó thì cần phải có nhiên liệu dầu lửa ... \ntrong khi tài nguyên của Tàu\nlại rất ít Dầu lửa ... buộc Tàu phải nhập khẩu !\n\nDo luôn đói khát Dầu Lửa, nên Tàu chính là nước phải nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới ... với khoảng 3 tỷ thùng dầu - 400 triệu tấn - mỗi năm ... từ các nguồn cung cấp chính là Nga , Saudi Arap, Iran, Mỹ ...\n\nNghĩa là ... chỉ cần phong tỏa nguồn cung cấp Dầu lửa ... khiến Tàu không có được nguồn nhiên liệu sống còn này ... \"cỗ máy kinh tế công xưởng\" của Tàu sẽ ngừng chạy ngay lập tức !\n\nVà đây lại là một gót chân Asin chí mạng nữa của Tàu ... để cho Hoa Kỳ thoải mái tấn công áp đảo !\n\nTrước khi chính thức khai hỏa cuộc chiến thương mại với Tàu ... Mỹ đã \"dọn đường phong tỏa\" trước, bằng cách ... rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - nước xuất khẩu dầu lửa lớn thứ 4 thế giới - chỉ sau Nga , Mỹ , Arap Saudi ...\n\nVà sau đó , khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Tàu bùng nổ ... người Mỹ liền áp dụng lệnh trừng phạt rất nặng - cấm vận cường độ cao Iran ... vì Iran đã dùng chính tiền bán dầu lửa để nghiên cứu , sản xuất vũ khí hạt nhân - vi phạm trắng trợn thỏa thuận P5+1 - JCPOA ... \n \nĐồng nghĩa quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn thứ 4 thế giới này ... sẽ không thể xuất khẩu dầu lửa !\n\nMà đau cái ... một nửa số dầu xuất khẩu của Iran mỗi năm - khoảng hơn 200 triệu thùng ... là xuất qua Trung Quốc ... !!!\n\nKhiến Tàu dính đòn chặn nguồn cung cấp dầu quan trọng, đau như bò đá ... mà chẳng biết phải làm gì !\n\nNên đừng ngạc nhiên hỏi ... tại sao Tàu không dám liệt kê mặt hàng Dầu Lửa của Mỹ vào \"danh sách trả đũa thuế quan\" với Mỹ ... vì Tàu sợ Hoa Kỳ sẽ nổi giận cúp luôn nguồn dầu lửa ... Thì thôi rồi lượm ơi !!!\n\nHoa Kỳ ngày xưa cũng từng là nước nhập khẩu Dầu Lửa lớn nhất thế giới ... và họ quá hiểu phụ thuộc vào dầu lửa sẽ là điểm yếu chết người như thế nào ... !!\n\n Do đó người Mỹ đã tập trung nghiên cứu tìm tòi và phát minh đột phá ra được hàng loạt các nguồn năng lượng thay thế khác ... Một trong số đó là Dầu Đá Phiến !\n\nTừ đó , Hoa Kỳ quay ngược 360 độ từ nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới ... trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lửa hàng đầu thế giới bằng công nghệ \"đá phiến\" ... \"ép đá ra dầu\", chỉ người Mỹ mới làm được ! \n\nCái hay của công nghệ Dầu đá phiến là nó cho ra sản phẩm Dầu Ngọt, nên rất dễ để lọc, ít chi phí ... trong khi dầu của thế giới là Dầu Chua, đòi hỏi công nghệ lọc phức tạp , chi phí rất tốn kém ... nên giá thành sẽ rất cao , không thể cạnh tranh nổi với dầu của Mỹ !\n\nCó một điều mà có lẽ ít người hiểu : Cả thế giới Dầu Lửa luôn kinh sợ Hoa Kỳ ở chỗ ... mặc dù Mỹ đang đứng thứ 2 và sắp chiếm ngôi của Nga thành nước xuất khẩu Dầu Lửa lớn nhất thế giới ... nhưng nguồn thu từ Dầu Lửa lại chỉ chiếm có hơn 1% trong tổng thu GDP khổng lồ của Mỹ !\n\nKhông như những kẻ rất dễ sụp đổ vì chỉ sống bám vào dầu lửa như: Nga tới gần 90% , Venezuela 95% ... \n\nNghĩa là nếu Mỹ nổi giận và \"xuất chiêu\" hạ giá dầu lửa sát đáy ... khiến cả thế giới dầu lửa hoảng loạn, sụp đổ ... thì cũng chẳng ăn nhằm gì với nguồn thu nhập khổng lồ và đa dạng của người Mỹ !\n\nVà dĩ nhiên ... Siêu Cường Hoa Kỳ vốn đã mạnh lại càng trở nên cực mạnh nhờ công nghệ đỉnh cao \"thống lĩnh thiên hạ\" của họ !\n\nMột Nguồn cung Dầu Lửa chính của Tàu là Iran ... coi như đã bị chặn ... mà chắc chắn, dù cho đói khát Dầu lửa cỡ nào, Tàu cũng sẽ không dám \"đi đêm\" chống lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây để mua Dầu của Iran !\n\nNguồn cung dầu quan trọng thứ 2 của Tàu lại chính là Đồng Minh thân cận của Mỹ : Saudi Arap chắc chắn sẽ Ok - ngừng cung cấp Dầu cho Trung quốc ngay lập tức ... nếu Người Mỹ muốn !\n\nChỉ còn duy nhất cái ống dẫn dầu của \"bạn\" Nga -Putin để nuôi Tàu - một cái ống mà nếu muốn, Mỹ chỉ cần \"nhấn nút nhẹ nhàng một phát là nó sẽ tan xác pháo\" ...!\n\nMà đau cho Tàu cái chỗ là \"chú gấu\" Putin lại mới vừa \"đá lông nheo\" với đại ca Trump ở Helsinki - Phần Lan ... \n\nMột cú \"đá lông nheo khó hiểu\" ... nhưng \"càng ngày lại càng dễ hiểu\" ... một \"bước đi trước dọn đường\" của cáo già lão luyện D.Trump !\n\nAnh Trump chơi chiêu Phong tỏa kiểu này thì cho dù ... Khổng Tử có sống lại cũng đành phải sử dụng chiêu cuối cùng trong \"binh pháp\" của ông ta ... xách dép chạy trốn cho lẹ !!!\n Facebook Lương Hải",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876134469083111424/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876131351997149184",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "NGƯỜI MỸ ĐỀU ĐỒNG LÒNG CHỐNG TÀU CỘNG<br /><br />Có lẽ mọi người Mỹ đều đồng ý với nhau rằng Trung Quốc đang thực hiện thương mại theo thói ăn cướp và điều đó gây tổn hại cho nền thương mại Mỹ và công nhân Mỹ.<br /><br />Trong giới chính trị tại Mỹ, bây giờ ngày càng khó mới có thể kiếm ra một nhà chính trị ủng hộ Trung Quốc.<br /><br />Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói giống như TT Donald Trump, than phiền về tình trạng chuyển nhượng kỹ thuật sang Trung Quốc và lên án việc đầu tư tại nước này.<br /><br />Nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cùng liên minh với cựu đệ nhất quân sư tòa Bạch Ốc Steve Bannon lên tiếng kêu gọi một chính sách “mạnh mẽ”.<br /><br />Các nhà Dân Chủ gạo cội như lãnh tụ khối thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer cũng ủng hộ cuộc chiến thương mại của TT Trump đối với Trung Quốc.<br /><br />Nhiều chính trị gia đều đồng ý rằng thời điểm đối đầu với Trung Quốc đã đến. Nhiều người nghĩ đến hình ảnh người Trung Quốc lợi dụng người Mỹ tốt bụng, ngây thơ.<br /><br />Thượng nghị sĩ Ron Wyden của Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện thì cho rằng “Trung Quốc ăn trộm sở hữu trí tuệ của chúng ta, giữ các công ty Mỹ làm con tin cho đến khi các công ty Mỹ chịu tiết lộ bí quyết kinh doanh, và lũng đoạn thị trường của họ trong cách thế chiếân lược để cướp việc làm và kỹ nghệ của người Mỹ.”<br /><br />Nghị sĩ Cộng Hòa John Cornyn của Texas thì nói “Đơn giản là chúng ta không thể cho Trung Quốc xâm thực lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta bằng cách lợi dụng luật lệ của chúng ta, và khai thác các cơ hội đầu tư cho lợi ích bất hão của họ.”<br /><br />Với quan điểm tràn lan như thế trong giới chính trị lưỡng đảng của Mỹ, ngày tàn của Trung Cộng trên đất Mỹ đã điểm.<br /><br />Nguyễn Dương",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/876131351997149184",
"published": "2018-08-14T15:53:11+00:00",
"source": {
"content": "NGƯỜI MỸ ĐỀU ĐỒNG LÒNG CHỐNG TÀU CỘNG\n\nCó lẽ mọi người Mỹ đều đồng ý với nhau rằng Trung Quốc đang thực hiện thương mại theo thói ăn cướp và điều đó gây tổn hại cho nền thương mại Mỹ và công nhân Mỹ.\n\nTrong giới chính trị tại Mỹ, bây giờ ngày càng khó mới có thể kiếm ra một nhà chính trị ủng hộ Trung Quốc.\n\nThượng nghị sĩ Bernie Sanders nói giống như TT Donald Trump, than phiền về tình trạng chuyển nhượng kỹ thuật sang Trung Quốc và lên án việc đầu tư tại nước này.\n\nNữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cùng liên minh với cựu đệ nhất quân sư tòa Bạch Ốc Steve Bannon lên tiếng kêu gọi một chính sách “mạnh mẽ”.\n\nCác nhà Dân Chủ gạo cội như lãnh tụ khối thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer cũng ủng hộ cuộc chiến thương mại của TT Trump đối với Trung Quốc.\n\nNhiều chính trị gia đều đồng ý rằng thời điểm đối đầu với Trung Quốc đã đến. Nhiều người nghĩ đến hình ảnh người Trung Quốc lợi dụng người Mỹ tốt bụng, ngây thơ.\n\nThượng nghị sĩ Ron Wyden của Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện thì cho rằng “Trung Quốc ăn trộm sở hữu trí tuệ của chúng ta, giữ các công ty Mỹ làm con tin cho đến khi các công ty Mỹ chịu tiết lộ bí quyết kinh doanh, và lũng đoạn thị trường của họ trong cách thế chiếân lược để cướp việc làm và kỹ nghệ của người Mỹ.”\n\nNghị sĩ Cộng Hòa John Cornyn của Texas thì nói “Đơn giản là chúng ta không thể cho Trung Quốc xâm thực lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta bằng cách lợi dụng luật lệ của chúng ta, và khai thác các cơ hội đầu tư cho lợi ích bất hão của họ.”\n\nVới quan điểm tràn lan như thế trong giới chính trị lưỡng đảng của Mỹ, ngày tàn của Trung Cộng trên đất Mỹ đã điểm.\n\nNguyễn Dương",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876131351997149184/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876130493171843072",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "ĐÀI LOAN TRẢ ĐÒN!<br /><br />Đài Loan buông lời dọa TQ rằng: \"nếu TQ dám tấn công Đài Loan, thì Đài Loan sẽ tấn công đập lớn nhất thế giới đập TAM HIỆP, và chỉ trong 30 phút, một nửa Trung Hoa sẽ bị đẩy ra Biển Đông''....<br /><br />Thế đấy! Dù anh có mạnh cỡ nào thì gót chân Asin là không thể tránh khỏi.<br /><br />Đây là bài học cho một TQ, nếu chính sách bành trướng đi quá giới hạn.<br /><br />P/s: Việt Nam nên lưu ý tới điểm yếu này của TQ :)",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/876130493171843072",
"published": "2018-08-14T15:49:47+00:00",
"source": {
"content": "ĐÀI LOAN TRẢ ĐÒN!\n\nĐài Loan buông lời dọa TQ rằng: \"nếu TQ dám tấn công Đài Loan, thì Đài Loan sẽ tấn công đập lớn nhất thế giới đập TAM HIỆP, và chỉ trong 30 phút, một nửa Trung Hoa sẽ bị đẩy ra Biển Đông''....\n\nThế đấy! Dù anh có mạnh cỡ nào thì gót chân Asin là không thể tránh khỏi.\n\nĐây là bài học cho một TQ, nếu chính sách bành trướng đi quá giới hạn.\n\nP/s: Việt Nam nên lưu ý tới điểm yếu này của TQ :)",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:876130493171843072/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874678468818243584",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "HỌC THUYẾT TRUNG HOA MỘNG CỦA ÔNG TẬP SẼ ĐI VỀ ĐÂU TRƯỚC ĐÒN HIỂM CỦA ÔNG TRUMP? <br />Tuần rồi, Bộ chính trị Trung quốc đã phải tổ chức Hội nghị trung ương để “thảo luận tình hình kinh tế đất nước” và “cam kết giữ ổn định cho nền kinh tế”. <br />...<br />Không đề cập trực tiếp cuộc chiến thương mại mà chỉ thừa nhận là họ đang phải đối mặt với \"các vấn đề mới, thách thức mới, và những thay đổi then chốt trong môi trường bên ngoài\", nhưng ai cũng hiểu là Trung quốc đang nói đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. <br />...<br />Hôm mùng 4, lại một hội nghị bí ẩn ở Bắc Đới Hà. <br />...<br />Bắc Đới Hà lâu nay vốn được xem là khu nghỉ dưỡng cho các lãnh đạo đương nhiệm Trung quốc nhưng lần này không khí trở nên kỳ bí khi tiêu binh canh gác dày đặc và nghiêm cẩn trên đường tới sân ga Bắc Đới Hà của đoàn tàu chở ông Tập Cận Bình. Giới thạo tin nhận định là ông Tập đã phải tổ chức hội nghị Bắc Đới Hà để trả lời cho các nguyên lão Trung quốc về những gì đang xảy ra cũng như phương thức đối phó. <br />...<br />Thật ra sau khi ông Trump châm ngòi chiến tranh thương mại, đã có những lời đồn đoán về việc các nguyên lão Trung quốc đòi xem xét lại Tập Cận Bình, rằng Tập đã quá hung hăng muốn nuốt chửng cả thế giới với Học thuyết Trung Hoa Mộng nhằm đưa Trung hoa trở thành vỹ đại nhất thế giới khiến Mỹ lo lắng đến nỗi phải động thủ. <br />...<br />Học thuyết Trung Hoa Mộng có lẽ khiến giới tinh hoa Mỹ lo lắng nhưng không dám nói ra mà chỉ liên tưởng đến hình bóng một người năm xưa cũng “Đức Quốc Mộng” khi muốn đưa nước Đức trở thành một quốc gia vỹ đại nhất thế giới nhưng không ai đủ tỉnh táo để cảnh giác cho tới khi cả nhân loại rơi vào thảm họa Chiến tranh thế giới thứ 2. <br />...<br />Với bóng đen phủ lên thế giới kiểu Học thuyết Trung Hoa Mộng của Tập Cận Bình, giới tinh hoa nước Mỹ mà đại diện là ông Trump không chỉ dùng mỗi ngón đòn chiến tranh thương mại nhưng chiến tranh thương mại là ngón đòn hiểm nhất. <br />...<br />Dường như đòn đang ngấm nên ông Tập đã ra lệnh cho báo chí Trung quốc không dùng những lời lẽ khiêu khích nước Mỹ cũng như tự ca ngợi mình lên tận mây xanh như trước nữa. <br />...<br />Về phần ông Trump, có lẽ cũng tự thấy cần mạnh mẽ hơn để ông Tập ngấm đòn nhanh hơn nên liên tiếp ra đòn. Sau công bố Chiến lược quốc phòng mới, ông Trump công bố tiếp “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” và dường như thấy nước Mỹ vẫn còn quá yếu đuối, ông quyết định khẩn cấp tăng thuế suất thương mại lên 25% một cách dứt khoát. <br />...<br />Ông Tập đang ngấm đòn, dĩ nhiên. Không chỉ là các hội nghị khẩn cấp mà dạo này không thấy ông triệu tập ông Kim Jong Uh qua để lên giọng dạy đời ông Uh<br /> Trần Đình Thu",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/874678468818243584",
"published": "2018-08-10T15:39:57+00:00",
"source": {
"content": "HỌC THUYẾT TRUNG HOA MỘNG CỦA ÔNG TẬP SẼ ĐI VỀ ĐÂU TRƯỚC ĐÒN HIỂM CỦA ÔNG TRUMP? \nTuần rồi, Bộ chính trị Trung quốc đã phải tổ chức Hội nghị trung ương để “thảo luận tình hình kinh tế đất nước” và “cam kết giữ ổn định cho nền kinh tế”. \n...\nKhông đề cập trực tiếp cuộc chiến thương mại mà chỉ thừa nhận là họ đang phải đối mặt với \"các vấn đề mới, thách thức mới, và những thay đổi then chốt trong môi trường bên ngoài\", nhưng ai cũng hiểu là Trung quốc đang nói đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. \n...\nHôm mùng 4, lại một hội nghị bí ẩn ở Bắc Đới Hà. \n...\nBắc Đới Hà lâu nay vốn được xem là khu nghỉ dưỡng cho các lãnh đạo đương nhiệm Trung quốc nhưng lần này không khí trở nên kỳ bí khi tiêu binh canh gác dày đặc và nghiêm cẩn trên đường tới sân ga Bắc Đới Hà của đoàn tàu chở ông Tập Cận Bình. Giới thạo tin nhận định là ông Tập đã phải tổ chức hội nghị Bắc Đới Hà để trả lời cho các nguyên lão Trung quốc về những gì đang xảy ra cũng như phương thức đối phó. \n...\nThật ra sau khi ông Trump châm ngòi chiến tranh thương mại, đã có những lời đồn đoán về việc các nguyên lão Trung quốc đòi xem xét lại Tập Cận Bình, rằng Tập đã quá hung hăng muốn nuốt chửng cả thế giới với Học thuyết Trung Hoa Mộng nhằm đưa Trung hoa trở thành vỹ đại nhất thế giới khiến Mỹ lo lắng đến nỗi phải động thủ. \n...\nHọc thuyết Trung Hoa Mộng có lẽ khiến giới tinh hoa Mỹ lo lắng nhưng không dám nói ra mà chỉ liên tưởng đến hình bóng một người năm xưa cũng “Đức Quốc Mộng” khi muốn đưa nước Đức trở thành một quốc gia vỹ đại nhất thế giới nhưng không ai đủ tỉnh táo để cảnh giác cho tới khi cả nhân loại rơi vào thảm họa Chiến tranh thế giới thứ 2. \n...\nVới bóng đen phủ lên thế giới kiểu Học thuyết Trung Hoa Mộng của Tập Cận Bình, giới tinh hoa nước Mỹ mà đại diện là ông Trump không chỉ dùng mỗi ngón đòn chiến tranh thương mại nhưng chiến tranh thương mại là ngón đòn hiểm nhất. \n...\nDường như đòn đang ngấm nên ông Tập đã ra lệnh cho báo chí Trung quốc không dùng những lời lẽ khiêu khích nước Mỹ cũng như tự ca ngợi mình lên tận mây xanh như trước nữa. \n...\nVề phần ông Trump, có lẽ cũng tự thấy cần mạnh mẽ hơn để ông Tập ngấm đòn nhanh hơn nên liên tiếp ra đòn. Sau công bố Chiến lược quốc phòng mới, ông Trump công bố tiếp “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” và dường như thấy nước Mỹ vẫn còn quá yếu đuối, ông quyết định khẩn cấp tăng thuế suất thương mại lên 25% một cách dứt khoát. \n...\nÔng Tập đang ngấm đòn, dĩ nhiên. Không chỉ là các hội nghị khẩn cấp mà dạo này không thấy ông triệu tập ông Kim Jong Uh qua để lên giọng dạy đời ông Uh\n Trần Đình Thu",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874678468818243584/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874678134759313408",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN ĐANG BỊ ĐIỀU HÀNH TRÁI PHÁP LUẬT <br />Trước hết cần khẳng định rằng đây không còn là chuyện nội bộ của tập đoàn Trung Nguyên nữa khi có những dấu hiệu trái pháp luật xảy ra và gia đình một công dân đang gánh chịu bất công từ một phía nào đó. Và vì thế ở đây đã là câu chuyện xã hội, câu chuyện pháp luật mà bất kỳ ai cũng có quyền lên tiếng vì công lý. <br />...<br />Trên góc độ đó, tôi lên tiếng về vấn đề này. <br /><br />1. KHẲNG ĐỊNH ANH ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ ĐÃ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ <br />Trước hết tôi khẳng định ngay điều này. Không có một doanh nhân nào mà nhiều năm liền không đến doanh nghiệp nơi mình là đương kim Chủ tịch Hội đồng quản trị mà được coi là bình thường. Chỉ cần điều đó là đủ để kết luận anh Vũ đã không đủ năng lực hành vi dân sự rồi. Không thể chấp nhận cách lý giải anh Vũ hoàn toàn bình thường khi anh hành động như vậy. <br />... <br />Đó là chưa nói đến các yếu tố khác, từ cách ăn mặc khác người đến chuyện xưng hô “lạ”, chuyện cha mất nhưng vẫn “tu luyện” không về chịu tang dù chỉ cách chừng 200km, chuyện dùng mẫu văn bản như chiếu chỉ nhà vua để gửi cho nhân viên, chuyện bắt người thân phải gọi mình bằng ngài, chuyện yêu cầu người khác phải dùng danh xưng “chủ tịch tôn kính”… cho đến clip “thiền” tại tòa án như vừa rồi mọi người được xem. <br />... <br />Cần biết rằng y học không phải chờ cho đến lúc một người phát bệnh đến mức la hét chạy nhảy ngoài đường mới coi là mất năng lực hành vi dân sự. Chỉ cần họ không đủ minh mẫn để xem xét một vấn đề gì như người bình thường là đủ để kết luận họ mất năng lực hành vi dân sự rồi. <br />... <br />Với 1 người như anh Vũ, chắc chắn các công chứng viên đều từ chối công chứng văn bản ủy quyền nếu anh đến lập văn bản ở phòng công chứng, nên thật là vô lý khi anh có thể lập văn bản ủy quyền ở công ty anh. <br /> <br />2. NHẬN ỦY QUYỀN TỪ MỘT NGƯỜI NHƯ VŨ LÀ CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT <br />Trong tình trạng một người có dấu hiệu mất năng lực hành vi dân sự như thế, những người khác không phải là người thân của người đó thì không được phép nhận ủy quyền từ người đó trong bất kỳ trường hợp nào. Việc nhận ủy quyền từ một người như vậy là trái pháp luật nghiêm trọng. Việc làm đúng pháp luật là phải hỗ trợ cho gia đình người đó thực hiện thủ tục tuyên bố người đó đã mất năng lực hành vi dân sự để cho người thân của người đó thực hiện quyền giám hộ theo pháp luật, đồng thời hỗ trợ gia đình đưa đương sự đi chữa bệnh. <br />... <br />Những người có quyền giám hộ là vợ con người đó, nếu không có vợ con thì cha mẹ người đó. <br />... <br />Ở trường hợp Trung Nguyên, tình cảnh anh Đặng Lê Nguyên Vũ đã như thế, mà vợ anh Vũ còn bị gạt ra ngoài hoạt động của tập đoàn, dù đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó tổng giám đốc thường trực, thì tôi cho rằng sự việc quá bất bình thường và không thể chấp nhận. Ở đây đã có dấu hiệu cố ý lợi dụng tình trạng đau ốm của người khác để đoạt quyền điều hành và quản lý tài sản của công dân một cách trái pháp luật. <br />... <br />3. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CẦN GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH ANH VŨ – CHỊ THẢO <br />Trong tình hình của Trung Nguyên, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần xem xét để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của công dân. Lúc này ngay cả anh Vũ cũng đang trở thành nạn nhân chứ không phải mình chị Thảo và các con. <br />... <br />Chị Thảo cần gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng tố cáo hành vi cố ý lợi dụng tình trạng không bình thường của anh Vũ để nhận ủy quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên trái pháp luật. Ở đây có thể xem xét theo góc độ sử dụng tài sản trái phép của công dân theo Bộ luật hình sự. <br />... <br />Không thể chấp nhận tình trạng cưỡng đoạt quyền điều hành công ty của công dân một cách trắng trợn như thế được.<br /> Trần Đình Thu",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/874678134759313408",
"published": "2018-08-10T15:38:38+00:00",
"source": {
"content": "TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN ĐANG BỊ ĐIỀU HÀNH TRÁI PHÁP LUẬT \nTrước hết cần khẳng định rằng đây không còn là chuyện nội bộ của tập đoàn Trung Nguyên nữa khi có những dấu hiệu trái pháp luật xảy ra và gia đình một công dân đang gánh chịu bất công từ một phía nào đó. Và vì thế ở đây đã là câu chuyện xã hội, câu chuyện pháp luật mà bất kỳ ai cũng có quyền lên tiếng vì công lý. \n...\nTrên góc độ đó, tôi lên tiếng về vấn đề này. \n\n1. KHẲNG ĐỊNH ANH ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ ĐÃ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ \nTrước hết tôi khẳng định ngay điều này. Không có một doanh nhân nào mà nhiều năm liền không đến doanh nghiệp nơi mình là đương kim Chủ tịch Hội đồng quản trị mà được coi là bình thường. Chỉ cần điều đó là đủ để kết luận anh Vũ đã không đủ năng lực hành vi dân sự rồi. Không thể chấp nhận cách lý giải anh Vũ hoàn toàn bình thường khi anh hành động như vậy. \n... \nĐó là chưa nói đến các yếu tố khác, từ cách ăn mặc khác người đến chuyện xưng hô “lạ”, chuyện cha mất nhưng vẫn “tu luyện” không về chịu tang dù chỉ cách chừng 200km, chuyện dùng mẫu văn bản như chiếu chỉ nhà vua để gửi cho nhân viên, chuyện bắt người thân phải gọi mình bằng ngài, chuyện yêu cầu người khác phải dùng danh xưng “chủ tịch tôn kính”… cho đến clip “thiền” tại tòa án như vừa rồi mọi người được xem. \n... \nCần biết rằng y học không phải chờ cho đến lúc một người phát bệnh đến mức la hét chạy nhảy ngoài đường mới coi là mất năng lực hành vi dân sự. Chỉ cần họ không đủ minh mẫn để xem xét một vấn đề gì như người bình thường là đủ để kết luận họ mất năng lực hành vi dân sự rồi. \n... \nVới 1 người như anh Vũ, chắc chắn các công chứng viên đều từ chối công chứng văn bản ủy quyền nếu anh đến lập văn bản ở phòng công chứng, nên thật là vô lý khi anh có thể lập văn bản ủy quyền ở công ty anh. \n \n2. NHẬN ỦY QUYỀN TỪ MỘT NGƯỜI NHƯ VŨ LÀ CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT \nTrong tình trạng một người có dấu hiệu mất năng lực hành vi dân sự như thế, những người khác không phải là người thân của người đó thì không được phép nhận ủy quyền từ người đó trong bất kỳ trường hợp nào. Việc nhận ủy quyền từ một người như vậy là trái pháp luật nghiêm trọng. Việc làm đúng pháp luật là phải hỗ trợ cho gia đình người đó thực hiện thủ tục tuyên bố người đó đã mất năng lực hành vi dân sự để cho người thân của người đó thực hiện quyền giám hộ theo pháp luật, đồng thời hỗ trợ gia đình đưa đương sự đi chữa bệnh. \n... \nNhững người có quyền giám hộ là vợ con người đó, nếu không có vợ con thì cha mẹ người đó. \n... \nỞ trường hợp Trung Nguyên, tình cảnh anh Đặng Lê Nguyên Vũ đã như thế, mà vợ anh Vũ còn bị gạt ra ngoài hoạt động của tập đoàn, dù đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó tổng giám đốc thường trực, thì tôi cho rằng sự việc quá bất bình thường và không thể chấp nhận. Ở đây đã có dấu hiệu cố ý lợi dụng tình trạng đau ốm của người khác để đoạt quyền điều hành và quản lý tài sản của công dân một cách trái pháp luật. \n... \n3. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CẦN GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH ANH VŨ – CHỊ THẢO \nTrong tình hình của Trung Nguyên, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần xem xét để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của công dân. Lúc này ngay cả anh Vũ cũng đang trở thành nạn nhân chứ không phải mình chị Thảo và các con. \n... \nChị Thảo cần gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng tố cáo hành vi cố ý lợi dụng tình trạng không bình thường của anh Vũ để nhận ủy quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên trái pháp luật. Ở đây có thể xem xét theo góc độ sử dụng tài sản trái phép của công dân theo Bộ luật hình sự. \n... \nKhông thể chấp nhận tình trạng cưỡng đoạt quyền điều hành công ty của công dân một cách trắng trợn như thế được.\n Trần Đình Thu",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874678134759313408/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874560947645149184",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "Thử hỏi 4 tỷ phú đô la ở việt nam có vị nào không dính dáng tới đất đai hay không? Đã bao giờ người viết bài này vắt tay lên trán để suy nghĩ và cảm nhận nỗi đau của người nông dân mất đất mất tư liệu sản xuất hay không? Nghịch lý ở đâu vậy? Hay chính, chính sách khốn nạn của chế độ này đã sản sinh ra một lũ lưu manh đỏ, được hậu thuẫn bởi nhóm siêu quyền lực trong chính quyền ngồi vẽ ra các dự án, và kế hoạch cướp đất của dân? <br />Đã bao giờ người viết bài này đặt ra câu hỏi xem những tỷ phú đô la kia đã làm ra cái gì? Đã đóng góp gì cho nhân loại cho dân tộc chưa? <br />Cuối cùng tôi xin nói thẳng trong một nền kt coi tri thức như cục cứt, coi sở hữu chung, coi sở hữu đất đai là sơ hữu chung thì việc cướp bóc, việc dễ dàng ăn cướp tư liệu sản xuất dẫn tới nền kt chẳng thể phát triển trì trệ là điều dễ hiểu. Con đường tất yếu là diệt vong khi đất vàng hết. Khi sức mua và sự tiêu thụ của nền kt có vấn đề. Đừng ở đó mà tô son chát phấn vào mặt nhau, đó là nỗi nhục của một dân tộc gần 95 triệu dân. Đó là nỗi đớn đau của một dân tộc ở trọ trên chính quê hương của mình, và nỗi đau lớn nhất là phải tha hương kiếm sống trên chính mảnh đất ông cha để lại.",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/874560947645149184",
"published": "2018-08-10T07:52:58+00:00",
"source": {
"content": "Thử hỏi 4 tỷ phú đô la ở việt nam có vị nào không dính dáng tới đất đai hay không? Đã bao giờ người viết bài này vắt tay lên trán để suy nghĩ và cảm nhận nỗi đau của người nông dân mất đất mất tư liệu sản xuất hay không? Nghịch lý ở đâu vậy? Hay chính, chính sách khốn nạn của chế độ này đã sản sinh ra một lũ lưu manh đỏ, được hậu thuẫn bởi nhóm siêu quyền lực trong chính quyền ngồi vẽ ra các dự án, và kế hoạch cướp đất của dân? \nĐã bao giờ người viết bài này đặt ra câu hỏi xem những tỷ phú đô la kia đã làm ra cái gì? Đã đóng góp gì cho nhân loại cho dân tộc chưa? \nCuối cùng tôi xin nói thẳng trong một nền kt coi tri thức như cục cứt, coi sở hữu chung, coi sở hữu đất đai là sơ hữu chung thì việc cướp bóc, việc dễ dàng ăn cướp tư liệu sản xuất dẫn tới nền kt chẳng thể phát triển trì trệ là điều dễ hiểu. Con đường tất yếu là diệt vong khi đất vàng hết. Khi sức mua và sự tiêu thụ của nền kt có vấn đề. Đừng ở đó mà tô son chát phấn vào mặt nhau, đó là nỗi nhục của một dân tộc gần 95 triệu dân. Đó là nỗi đớn đau của một dân tộc ở trọ trên chính quê hương của mình, và nỗi đau lớn nhất là phải tha hương kiếm sống trên chính mảnh đất ông cha để lại.",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874560947645149184/activity"
},
{
"type": "Create",
"actor": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"object": {
"type": "Note",
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874343716074442752",
"attributedTo": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823",
"content": "Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp”<br /><br />– Tiến sĩ Alan Phan –<br /><br />IT & Nông nghiệp<br /><br />++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++<br /><br />CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NÔNG NGHIỆP LÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM!<br /><br />Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ<br /><br />Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào.<br />Cái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc.<br />Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết.<br />Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng.<br />Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới.<br />Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội<br />Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh.<br />Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.<br />Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy.<br />Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước…<br />Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được.<br />-Alan Phan-",
"to": [
"https://www.w3.org/ns/activitystreams#Public"
],
"cc": [
"https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/followers"
],
"tag": [],
"url": "https://www.minds.com/newsfeed/874343716074442752",
"published": "2018-08-09T17:29:46+00:00",
"source": {
"content": "Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp”\n\n– Tiến sĩ Alan Phan –\n\nIT & Nông nghiệp\n\n++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++\n\nCÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NÔNG NGHIỆP LÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM!\n\nDồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ\n\nTại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào.\nCái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc.\nMột câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết.\nTôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng.\nĐó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới.\nQuan trọng là biết nắm bắt cơ hội\nCái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh.\nCông nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.\nTôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy.\nVậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước…\nTất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được.\n-Alan Phan-",
"mediaType": "text/plain"
}
},
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/entities/urn:activity:874343716074442752/activity"
}
],
"id": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/outbox",
"partOf": "https://www.minds.com/api/activitypub/users/859124641212407823/outboxoutbox"
}